Những con kênh trên những cánh đồng lúa rộng tại Đồng Tháp. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Ngã 5 Hồng Kỳ, xã Thạnh Lợi (Tháp Mười, Đồng Tháp) là nơi hợp lưu của 5 con kênh giúp dẫn nước ngọt, tháo rửa chua phèn. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Những con kênh giúp tháo chua rửa phèn, kết hợp làm đê bao và đường giao thông khiến huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) ngày càng phát triển. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Kênh Hồng Ngự - Vững Hưng có điểm đầu thuộc thành phố Hồng Ngự (Đồng Tháp) được đào vào năm 1977, dẫn nước ngọt từ sông Tiền vào vùng Đồng Tháp Mười. Ảnh tư liệu - TTXVN phát
Kênh Phước Xuyên nằm ở ranh giới giữa tỉnh Đồng Tháp và Long An, giúp khu vực thuộc Đồng Tháp Mười của 2 tỉnh tháo chua rửa phèn. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Xã Thạnh Lợi là “rốn phèn” của huyện Tháp Mười được ngọt hóa nhờ những con kênh đào ngang, xẻ dọc. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Kênh Nguyễn Văn Tiếp góp phần quan trọng giúp huyện Cao Lãnh (Tháp Mười) rửa phèn và phát triển giao thông đường thủy. Ảnh: Nhựt An - TTXVN
Vai trò của những con kênh trong việc ngọt hóa vùng đất nhiễm phèn ở Đồng Tháp
Một phần của tỉnh Đồng Tháp ngày nay thuộc vùng Đồng Tháp Mười. Trước kia, nơi đây là vùng đất nhiễm phèn nặng, trũng thấp, sản xuất nông nghiệp rất khó khăn. Sau khi được giải phóng, tỉnh Đồng Tháp tiến hành đào nhiều kênh lớn nhỏ, dẫn nước ngọt từ sông Tiền vào vùng Đồng Tháp Mười để ém phèn và tháo chua rửa phèn, góp phần quan trọng trong việc mở mang khai thác vùng đất, nhất là tăng diện tích trồng lúa và nâng cao năng suất. Ảnh: Nhựt An - TTXVN