Viện Lowy: Việt Nam thăng hạng về chỉ số quyền lực nhờ ảnh hưởng ngoại giao và văn hóa
Báo cáo thường niên về Chỉ số Quyền lực châu Á 2024 do Viện nghiên cứu Lowy của Australia mới công bố cho thấy, Việt Nam đứng thứ 12 trong tổng số 27 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Theo đó, sức mạnh tổng thể của Việt Nam đã tăng 1,2% so với năm 2023, tạo ảnh hưởng trong khu vực nhiều hơn so với dự kiến.

Thước đo chỉ số quyền lực này dựa trên 8 tiêu chí: năng lực kinh tế, năng lực quân sự, khả năng phục hồi, nguồn lực tương lai, quan hệ kinh tế, mạng lưới quốc phòng, ảnh hưởng ngoại giao và ảnh hưởng văn hóa. Giám đốc chương trình Đông Nam Á của Viện Lowy, trưởng dự án Chỉ số Quyền lực châu Á, Susannah Patton cho biết bảng xếp hạng này nhằm so sánh sức mạnh toàn diện của các quốc gia dựa trên một loạt yếu tố như mức độ tự cường và sự ảnh hưởng, cách thức sử dụng sức mạnh, tài nguyên... Nằm trong nhóm quốc gia hạng trung, sự cải thiện lớn nhất của Việt Nam trong năm 2024 là sức ảnh hưởng về ngoại giao và văn hóa.

So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp sau Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia. Bà Patton cho rằng Việt Nam đạt kết quả tốt nhất về ảnh hưởng ngoại giao vì là một trong những nước hoạt động ngoại giao tích cực nhất ở khu vực trong năm qua: Theo bà: “Điều này phản ánh chiến lược ngoại giao với nhiều đối tác của Việt Nam. Năm 2023, Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực đón cả hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Trung Quốc”.

Tính đến cuối tháng 8, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, có quan hệ kinh tế với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ, đã ký 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới.

Ngoài lĩnh vực ngoại giao, bà Susannah Patton cũng nhấn mạnh, Việt Nam đã cải thiện điểm số về quan hệ kinh tế, đang trở thành quốc gia có nền kinh tế kết nối, có thể liên kết giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo bà Susannah Patton, so với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có mức độ tham gia kinh tế với Mỹ và Trung Quốc cân bằng hơn.

Mỹ và Trung Quốc hiện là hai nước dẫn đầu bảng xếp hạng lần lượt với 81,7 điểm và 72,7 điểm. Trong khi đó, do tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài, Nhật Bản đã trượt xuống vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng, xếp sau Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản để mất vị trí này, kể từ khi viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia bắt đầu công bố đánh giá hằng năm vào năm 2018. Lợi thế công nghệ giảm mạnh trước sự cạnh tranh của Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) là nguyên nhân khiến đầu đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này của Nhật Bản đi xuống và kéo theo năng suất lao động giảm sút.

Trong khi đó, Ấn Độ vươn lên vị trí thứ 3 nhờ tài nguyên tương lai từ dân số trẻ. Việc lực lượng lao động tăng nhanh hơn dân số nói chung sẽ đem lại hiệu ứng tích cực cho tăng trưởng kinh tế của nước này trong những thập kỷ tới./.

Thọ Anh – Thúc Anh

Tin cùng chuyên mục

Tập kết ra Bắc - Hành trình của niềm tin và cống hiến

Cách đây 70 năm, từ sau hiệp định Geneve cho đến đầu năm 1955, đã có hàng vạn người dân các tỉnh miền Nam theo các chuyến tàu ra Bắc, mang theo hy vọng về ngày đất nước sẽ sớm được thống nhất. Trong số họ, phần lớn là những chiến sĩ, trí thức, học sinh, là những hạt giống quý, được sắp xếp học tập, bồi dưỡng theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Một thế hệ đã hết mình cống hiến cho các lĩnh vực khoa học, cũng như sự nghiệp phát triển đất nước sau này.

Kỳ vọng một đại hội thành công

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16-18/10. Đây là sự kiện quan trọng trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Trước đó, Đại hội MTTQ cấp cơ sở đã cho thấy rõ sự chủ động, sáng tạo của mỗi địa phương, là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

Đường sắt tốc độ cao - hạ tầng chiến lược quốc gia  

Dự án đường sắt tốc độ cao có thể coi là dự án có nhiều kỷ lục. Đây là dự án được “thai nghén” lâu nhất - 18 năm, dự án được "nâng lên, đặt xuống" nhiều nhất, cũng là dự án có tổng giá trị đầu tư lớn nhất, có quy mô lớn nhất và chưa từng có tiền lệ đầu tư tại Việt Nam. Đường sắt tốc độ cao là niềm mơ ước của người dân Việt Nam bao năm qua. Ý kiến ủng hộ nhiều, nhưng băn khoăn, trăn trở cũng không ít. Trong số các băn khoăn, trăn trở, nhiều nhất các ý kiến vẫn tập vấn đề vốn đầu tư, công nghệ áp dụng, tốc độ vận hành, giá vé, thị trường vận tải…

Doanh nhân đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế

Lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân hiện đóng góp khoảng 60% GDP, 85% tổng số lao động, 98% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải, vật chất; đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và ổn định xã hội.

Thực hiện thành công ca ghép tim - gan đồng thời đầu tiên tại Việt Nam

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chiều 9/10/2024, thông tin về ca ghép tim - gan đồng thời lần đầu tiên tại Việt Nam. Thành công của ca ghép thể hiện sự phối hợp của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với vai trò là bệnh viện tuyến cuối đối với các bệnh viện vệ tinh trong chuyển giao kỹ thuật, phối hợp các công tác tổ chức giúp cho các bệnh viện dưới phát triển về lấy và ghép tạng, công tác tổ chức để lấy được tạng ghép.  

WTO đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo khối lượng thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tăng 2,7% trong năm 2024, bất chấp những rủi ro có thể nảy sinh từ các cuộc xung đột trên thế giới như ở khu vực Trung Đông. WTO cũng nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của các nước mà tổ chức này gọi là "các quốc gia kết nối" trong chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu, đặc biệt là Mexico và Việt Nam, tiếp theo là Ấn Độ.

Giải phóng Thủ đô - Ký ức hào hùng không thể lãng quên

Cách đây đúng tròn 70 năm, ngày 10/10/1954 đã ghi dấu mốc son lịch sử chói lọi trong trang sử hào hùng của quân và dân Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung. Đó là sự kiện Giải phóng Thủ đô – một thành quả vĩ đại sau 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. 7 thập kỷ đã trôi qua nhưng ký ức hào hùng, thời khắc lịch sử lớp lớp đoàn quân tiến về tiếp quản, giải phóng Thủ đô như vẫn còn vẹn nguyện và sẽ mãi không thể lãng quên đối với nhiều người nhất là những nhân chứng lịch sử.