Việt Nam đã thu hút gần 5.370 dự án đầu tư từ Nhật Bản
Tính đến cuối quý II/2024, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam 5.369 dự án với tổng vốn đạt 76,76 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn, hiện Nhật Bản là nhà tài trợ ODA lớn thứ 4 cho Việt Nam với nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực hạ tầng.
Ảnh: Huyền My/BNEWS/TTXVN

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn chia sẻ tại “Hội nghị Việt - Nhật lần thứ 9 về lĩnh vực xây dựng” diễn ra tại Hà Nội ngày 19/12

Sự kiện này do Bộ Xây dựng Việt Nam phối hợp cùng Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và du lịch Nhật Bản (MLIT) tổ chức nhằm tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác trong lĩnh vực phát triển nhà ở và hạ tầng kỹ thuật chất lượng cao giữa hai nước; đồng thời thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong những lĩnh vực này.

Khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn cho biết: Hiện Nhật Bản cũng là nhà tài trợ ODA lớn thứ 4 cho Việt Nam với nhiều dự án lớn trong các lĩnh vực hạ tầng, phát triển công nghiệp, và đào tạo nguồn nhân lực. Các dự án ODA đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Trong lĩnh vực xây dựng, từ năm 2010, Bộ Xây dựng Việt Nam và Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác, đặc biệt là trong các lĩnh vực phát triển công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, và quản lý công trình. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, một số hợp tác đã bị gián đoạn. Với lĩnh vực bất động sản, Nhật Bản cũng đóng góp nhiều dự án phát triển nhà ở và hạ tầng.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn, hiện Chính phủ Việt Nam đã thông qua các văn bản pháp lý mới, như Luật Nhà ở và Quy hoạch đô thị nhằm cải thiện môi trường đầu tư và quản lý phát triển bất động sản. Cùng đó, Việt Nam đang triển khai nhiều chương trình lớn, như kế hoạch xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội đến năm 2030 và cung cấp 120.000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cũng chú trọng đến việc phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật, và cải thiện môi trường đầu tư để thu hút doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội nghị là cơ hội quan trọng để Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục trao đổi kinh nghiệm, hợp tác và chia sẻ nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao trong ngành xây dựng. Hai bên cam kết sẽ tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực chuyên môn, công nghệ và thương mại, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện quản lý thị trường bất động sản tại Việt Nam trong những năm tới – Thứ trưởng Nguyễn Tường Văn nhấn mạnh.

Tại hội nghị, ông Yosuke Tsutsumi Phó thứ trưởng Bộ MLIT chia sẻ, Việt Nam và Nhật Bản đã duy trì một mối quan hệ hợp tác bền chặt và sâu rộng, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng. Những năm qua, hai nước đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác song phương, từ việc triển khai các dự án ODA cho đến việc chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ xây dựng, quản lý công trình và đào tạo nguồn nhân lực. Những thành tựu này không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam mà còn củng cố mối quan hệ gắn bó giữa hai quốc gia.

Ông Yosuke Tsutsumi nhận xét: Lĩnh vực xây dựng hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức lớn, từ việc đảm bảo chất lượng công trình, an toàn lao động, đến việc phát triển các dự án hạ tầng phù hợp với yêu cầu đô thị hóa nhanh chóng và bền vững. Qua sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa các chuyên gia, Nhật Bản và Việt Nam có thể vượt qua những khó khăn này và tiếp tục thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành xây dựng.

Qua hội nghị này, các bên đánh giá những kết quả hợp tác đã đạt được và cũng là dịp để chia sẻ xu hướng mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng… Từ đó, đưa ra các sáng kiến và giải pháp thiết thực cho việc phát triển các dự án hạ tầng chất lượng cao, bảo đảm an toàn và hiệu quả trong quá trình thi công - ông Yosuke Tsutsumi khẳng định.

Chia sẻ về những điểm mới trong Luật Nhà ở 2023 và Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định một số điều về phát triển và quản lý nhà ở xã hội của Luật Nhà ở, bà Tống Thị Hạnh - Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) nhấn mạnh, nhà đầu tư, chủ đầu tư và chủ sở hữu đất đai có vai trò quan trọng trong việc phát triển các dự án này. Mối quan hệ giữa các bên là chặt chẽ và có sự phối hợp trong việc thực hiện mọi quy định pháp lý. Một trong những yếu tố quan trọng là việc chủ đầu tư phải tuân thủ các quy định về đầu tư, bảo vệ quyền lợi cộng đồng và đảm bảo sức khỏe trong suốt quá trình triển khai dự án.

Ông Kazuki Yonetani - Giám đốc điều phối quan hệ đối tác quốc tế, Cục Kinh tế xây dựng và bất động sản (Bộ MLIT) cho biết, vào tháng 12/ 2022, tại Hội nghị Xây dựng Nhật Bản - Việt Nam lần thứ 8, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng Việt Nam và đại diện Nhật Bản đã thống nhất thành lập Tổ công tác (WG) để hợp tác trong lĩnh vực quản lý bất động sản và các vấn đề liên quan.

Từ tháng 3/2023 đến nay, hai bên đã tổ chức tổng cộng 4 cuộc họp WG. Trong các cuộc họp này, Nhật Bản đã chia sẻ kinh nghiệm về hệ thống quản lý bất động sản, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam sửa đổi 3 luật liên quan đến bất động sản (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản)./.

Tin liên quan

TECHFEST Việt Nam 2024: Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Với chủ đề “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest) 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức, diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại Hải Phòng. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, đến năm 2023, qua 9 lần tổ chức, Techfest Việt Nam đã thu hút 21 nghìn lượt người tham dự, hơn 450 nhà đầu tư, hơn 1,4 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cùng hơn 800 lượt kết nối đầu tư trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Bức tranh chuyển đổi số báo chí 2024: Cả nước có 28 cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc

Năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục công bố xếp hạng về mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí. Theo đó, cả nước có 282 cơ quan báo chí tham gia triển khai đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí năm 2024, chiếm 32,3% tổng số cơ quan báo chí của cả nước. Trong số 282 cơ quan báo chí này, có 28 cơ quan báo chí đạt mức xuất sắc, 65 đạt mức tốt, 55 đạt mức khá, 25 đạt mức trung bình và 109 đạt mức yếu.

Sự kiện chính trị lớn của tuổi trẻ, ngày hội đoàn kết rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam yêu nước

Từ ngày 16 - 18/12/2024, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2029. Đại hội có 980 đại biểu, đại diện cho hơn 21 triệu cán bộ, hội viên, thanh niên cả nước tham dự. Khẩu hiệu hành động trình tại Đại hội là “Thanh niên Việt Nam yêu nước - đoàn kết - khát vọng - sáng tạo - tiên phong - tự tin bước vào kỷ nguyên mới”. Đại hội là sự kiện quan trọng, ngày hội đoàn kết rộng rãi thanh niên Việt Nam yêu nước, đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức Hội và phong trào thanh niên. Đại hội cũng là dịp các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, thảo luận và đưa ra các quyết sách đối với công tác Hội và phong trào thanh niên nhiệm kỳ mới, góp phần phát huy sứ mệnh thanh niên Việt Nam trong giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

644 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai

Tính đến tháng 12/2024, trên cả nước đã triển khai 644 dự án nhà ở xã hội với quy mô 580.109 căn, trong đó 96 dự án đã hoàn thành, cung cấp 57.652 căn; 133 dự án đang được khởi công với quy mô 110.217 căn và 415 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô 412.240 căn. Ngoài ra, chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở xã hội đã được triển khai với 16 dự án ký kết hợp đồng vay vốn, tổng mức cam kết cấp tín dụng đạt 4.200 tỷ đồng, dư nợ là 1.727 tỷ đồng.

Quan hệ quốc phòng Việt Nam - Đức bước sang giai đoạn mới

Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân đã được Văn phòng Tuỳ viên Quốc phòng Việt Nam tại CHLB Đức long trọng tổ chức tại khách sạn Waldorf Astoria ở thủ đô Berlin.

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Chiều 19/12, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Hội trường Trung ương Đảng kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu Cơ quan Ủy ban kiểm tra Trung ương, tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Đảng ủy Chính phủ phải bảo đảm tinh, gọn, mạnh

Chiều 19/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khoá XII, chủ trì Phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo.

Việt Nam ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc

Chiều ngày 19/12, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng cho biết việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026 - 2028 là sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền thụ hưởng của mọi người dân.