Người dân Tràng Cát tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết

Người dân Tràng Cát tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết

Những ngày cuối năm, làng lá dong Tràng Cát (Thanh Oai, Hà Nội) ngập tràn sắc xanh và không khí tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết. Đây là thời vụ cao điểm nhà nhà người người thu hoạch, làm sạch và phân loại lá dong để cung cấp cho các tỉnh thành, phục vụ nhu cầu gói bánh chưng dịp tết Nguyên đán. Lá dong Tràng Cát là giống dong nếp, với lá bầu tròn, dai, màu xanh non và cuống dài. Từ những chiếc lá xanh mướt nơi đây, hương vị bánh chưng truyền thống thêm phần trọn vẹn, mang đậm dấu ấn Tết Việt. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới

Đờn ca tài tử Nam Bộ - Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19 và là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu, có ban nhạc gồm 4 loại: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng. Ảnh: TTXVN
Ẩm thực - Nét văn hóa tinh thần độc đáo của người Việt

Ẩm thực - Nét văn hóa tinh thần độc đáo của người Việt

Ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên trong cuộc sống, đồng thời cũng là một nghệ thuậttrong văn hóa Việt Nam, có mối quan hệ mật thiết đến lối sống, truyền thống dântộc và thể hiện nét văn hóa tinh thần phóng phú, đa dạng của người Việt. Ảnh:TTXVN
Không gian văn hóa Tây Nguyên

Không gian văn hóa Tây Nguyên

Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, qua nghệ thuật cồng chiêng, qua các lễ hội của các dân tộc Tây Nguyên. Thông qua các biểu hiện đặc sắc này, chúng ta sẽ hiểu được những đặc điểm, bản sắc độc đáo, đặc thù của vùng văn hoá Tây Nguyên – một vùng văn hoá hình thành và phát triển chủ yếu trên cơ cở của nền “văn minh nương rẫy”, khác cơ bản so với “văn minh lúa nước” ở vùng đồng bằng. Ảnh: TTXVN
<b>Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại</b>

Hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Vào mùng 9 tháng 4 âm lịch hàng năm, tại xã Phù Đổng, huyệnGia Lâm (Hà Nội) diễn ra chính hội Gióng Phù Đổng để tưởng nhớ công Đức Phù ĐổngThiên Vương (Thánh Gióng) đánh thắng giặc Ân cứu nước. Hội Gióng là một Lễ hộitruyền thống hết sức độc đáo trong hơn 8000 lễ hội của Việt Nam, đã được UNESCOcông nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN