Hệ thống công trình thủy lợi Hồ Sông Cái với dung tích thiết kế trên 219 triệu m3 (ở huyện Bác Ái). Ảnh: Công Thử - TTXVN
Hệ thống kênh mương được đầu tư, đưa nước từ hồ Sông Trâu về tưới cho các vùng hạ du của huyện Thuận Bắc. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Nhiều công trình hồ chứa được đầu tư, cơ bản đáp ứng nguồn nước tưới cho sản xuất tại các địa phương ở Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Có nguồn nước tưới, hầu hết diện tích sản xuất lúa ở huyện Thuận Bắc đều được đưa vào sản xuất. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Nông dân ở xã Phước Hậu (huyện Ninh Phước) chủ động trồng rau màu ngắn ngày để phù hợp với điều kiện nước tưới. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Nhờ nguồn nước tưới của hồ Tân Giang, nông dân vùng tâm hạn ở huyện Thuận Nam có điều kiện gieo trồng và được thu hoạch trọn vẹn vụ lúa Đông-Xuân sớm 2025. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Có được nguồn nước tưới, nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư trồng cây nha đam ở huyện Ninh Sơn theo hướng Global GAP. Ảnh: Công Thử - TTXVN
Xanh hóa “vùng đất khát” ở Ninh Thuận
Để hiện thực “giấc mơ” về nguồn nước, tỉnh Ninh Thuận đã tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, huy động nhiều nguồn lực từng bước đầu tư mạng lưới thủy lợi theo lộ trình, nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của tất cả người dân. Đến nay, Ninh Thuận đã xây dựng được 23 hồ chứa với dung tích trên 417 triệu m3 nước, lượng nước tăng gấp đôi so với năm 2020 (214 triệu m3); 5 đập dâng trên sông; hơn 1.000 Km tuyến kênh chính, kênh cấp I; hơn 157 Km tuyến đường ống và hàng ngàn tuyến kênh nội đồng được đầu tư. Năm 2025, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu diện tích phủ tưới của tỉnh đạt trên 80.000 ha. Ảnh: Công Thử - TTXVN