50 năm Thống nhất đất nước: Giá trị thời sự của đường lối ngoại giao nhân dân trong Chiến thắng 30/4
Trước thềm kỷ niệm 50 năm Chiến thắng lịch sử 30/4/1975, thống nhất đất nước, phóng viên TTXVN tại LB Nga đã trò chuyện với Tiến sĩ lịch sử, Phó Giáo sư quan hệ quốc tế Học viện Ngoại giao Nga và cũng là nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt Petr Tsvetov về ý nghĩa của chiến thắng đối với thời đại ngày nay.

Vai trò của ngoại giao nhân dân trong Chiến thắng 30/4 thì đã được nói đến, viết đến trong rất nhiều sách và tài liệu về sự kiện đó. Phó giáo sư P.Tsvetov nhắc lại rằng, từ thời cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, lãnh đạo Việt Nam đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đường lối ngoại giao nhân dân mà Việt Nam tiến hành. Trong thời chiến tranh, đường lối này thể hiện qua phong cách “vừa đánh vừa đàm”, và là chiến thuật này được ủng hộ rộng rãi trong lãnh đạo Liên Xô thời bấy giờ. Một mặt, bắt đầu từ năm 1965, Liên Xô đã giúp Việt Nam xây dựng lực lượng phòng không để đáp trả hữu hiệu các cuộc không kích vào miền Bắc. Mặt khác, ngay từ sau Hội nghị Geneva năm 1954, Liên Xô trên trường quốc tế đã hết sức thúc đẩy và kêu gọi thực hiện ý tưởng chính của Hội nghị đó là thống nhất Việt Nam. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô lúc đó là ông Aleksey Kosygin đã thông qua các mối quan hệ, các cuộc tiếp xúc cấp cao của mình thúc đẩy ý tưởng đó. Trong hội đàm cấp cao Nga-Mỹ tại Moskva giữa Tổng Bí thư Brezhnev và Tổng thống Nixon, nhà lãnh đạo Nga đã thẳng thừng từ chối đề xuất của Tổng thống Mỹ về việc gây sức ép để Việt Nam chấp nhận chia cắt. Khi đàm phán Paris về hoà bình cho Việt Nam bắt đầu năm 1968, các nhà ngoại giao Việt Nam đã luôn được hỗ trợ từ phía Liên Xô, từ các tư vấn, thông tin từ mạng lưới quan hệ ngoại giao rộng của Liên Xô lúc bấy giờ, cho đến hậu cần. Chiến lược và chiến thuật đàm phán của Việt Nam đã rất được ủng hộ tại Liên Xô.

Theo Phó Giáo sư P.Tsvetov, Việt Nam là đất nước ngoại giao tuyệt vời, có những nhà ngoại giao tuyệt vời. Cố vấn đặc biệt cho Trưởng đoàn ngoại giao Xuân Thủy tại đàm phán Paris, ông Lê Đức Thọ là một nhà ngoại giao như vậy. Theo ông Tsvetov, cuộc gặp kín giữa ông Lê Đức Thọ và Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là ông Henry Kissinger là bước ngoặt dẫn đến việc ký kết hiệp định Hiệp định Paris sau đó. Dẫn lời Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam lúc đó Boris Chaplin, Phó giáo sư Tsvetov kết luận Việt Nam giành chiến thắng trước hết nhờ ngoại giao chứ không chỉ nhờ quân đội.

Nhà ngoại giao kỳ cựu người Nga cũng đánh giá một thành công nữa của ngoại giao Việt Nam thời đó vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho đến ngày nay, đó là việc cân bằng quan hệ với các nước lớn, ví dụ như quan hệ với Nga và với Trung Quốc thời kỳ đó. Theo ông, đường lối ngoại giao mấy chục năm qua chứng minh bất kỳ một cách tiếp cận nào của Việt Nam đều đủ thận trọng và đủ khôn khéo.

Theo Phó giáo sư, tính tự chủ của ngoại giao Việt Nam xứng đáng được đánh giá cao, được nể trọng, và đã chứng minh hiệu quả trong thời chiến cũng như thời bình, đặc biệt là trong quan hệ với các cường quốc hiện nay, điển hình là Trung Quốc và Mỹ. Ông Tsvetov bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ luôn tìm ra điểm cân bằng trong quan điểm của các bên nhờ áp dụng thành công bài học từ chiến tranh cho quan hệ đối ngoại, ngoại giao của mình.

Cũng ở góc độ ngoại giao, theo Phó Giáo sư Tsvetov, thế giới ngày nay có thể học từ Việt Nam một số bài học hữu ích: Thứ nhất, chỉ có đàm phán mới kết thúc được chiến tranh; thứ hai, thắng lợi bên bàn đàm phán có được nhờ vào chiến thắng trên chiến trường; thứ ba, đôi khi cần đến biện pháp mạnh để bảo đảm thắng lợi chính trị./.

Tâm Hằng - Quang Vinh

Tin cùng chuyên mục

Vietnam Airlines "chắp cánh" du lịch Việt Nam tại Malaysia

Bên lề Hội chợ Du lịch quốc gia thường niên Malaysia (MATTA Fair) lần thứ 56, ông Hoàng Minh Trí - Trưởng Chi nhánh hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines tại Malaysia - đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những nỗ lực tích cực của hãng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam tươi đẹp đến bạn bè quốc tế.

50 năm Thống nhất đất nước: Hélène Luc với tình yêu dành cho Tổ quốc thứ hai - Việt Nam

Tháng 4/2025 là dịp Việt Nam kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hòa trong niềm vui chung của cả dân tộc, còn có sự chia sẻ của những người bạn quốc tế, trong đó có những người bạn gắn bó với Việt Nam bằng tình yêu thủy chung và lâu bền. Bà Hélène Luc, Thượng nghị sĩ danh dự Pháp là một người như thế. Từ cô gái trẻ đầy nhiệt huyết tham gia phong trào chống chiến tranh, đến khi là Thượng nghị sĩ danh dự, bà đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị Pháp-Việt trong suốt hơn 70 năm qua.

50 năm Thống nhất đất nước: Việt Nam trải qua cuộc chuyển mình to lớn sau nửa thế kỷ

Lễ kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước để mở ra “kỷ nguyên mới-kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV vào năm tới mang lại sự đoàn kết không thể thiếu và động lực to lớn cho việc thực hiện “hai mục tiêu trăm năm” thành lập Đảng và thành lập nước. Đó là nhận định của nhà báo Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu về Việt Nam, nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Tân Hoa xã tại Hà Nội khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau 50 năm thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật đặc biệt

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 30/4/1975, tối 20/4, tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”. Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang; Bộ trưởng Công an, Đại tướng Lương Tam Quang; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên.

Thăm tặng quà lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành tại TP. Hồ Chí Minh

Chiều 20/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đoàn Công tác Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 do đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy ban Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà động viên các lực lượng tham gia diễu binh, bắn pháo lễ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.

Hội thảo Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc

Sáng 20/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.