50 năm Thống nhất đất nước: Nguồn cảm hứng vượt thời gian về chiến thắng của công lý và quyền tự quyết
Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 của nhân dân Việt Nam như một lời nhắc nhở vượt thời gian về chiến thắng của công lý và quyền tự quyết, truyền cảm hứng chống lại mọi sự trỗi dậy của chủ nghĩa đế quốc và tăng cường tình đoàn kết, hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển ở Nam Bán cầu… Đó là nhận định của Tiến sĩ Chheang Vannarith - chuyên gia phân tích ở Phnom Penh, đồng thời là Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng nhóm cố vấn của Quốc hội Vương quốc Campuchia - về sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, nhà phân tích Vannarith cho rằng ngày 30/4/1975 là sự kiện quan trọng đối với nhân dân và dân tộc Việt Nam, cũng như toàn thể nhân loại. Sự kiện phản ánh cuộc đấu tranh của một dân tộc vì nền tự do, độc lập và chủ quyền của mình. Đó là quyền của con người ở mọi quốc gia, mọi dân tộc về độc lập và thống nhất dân tộc.

Theo chuyên gia người Campuchia, cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh chiến tranh có tại Đông Dương. Đây cũng là một di sản của Chiến tranh Lạnh, khi nước Đức lúc bấy giờ phân chia thành Đông Đức và Tây Đức, Việt Nam phân chia hai miền, và Triều Tiên vẫn chia tách hai miền đến tận ngày nay. Từ luận cứ đó, nhà phân tích Vannarith khẳng định: “Đó là vấn đề quyền con người, danh dự và phẩm giá của con người. Sự hòa hợp và thống nhất đó phản ánh ước mơ của nhân loại, của mọi dân tộc, không riêng gì nhân dân Việt Nam”.

Bên cạnh đó, Phó Tổng Thư ký Quốc hội Campuchia cũng cho rằng sự kiện lịch sử 30/4/1975 còn phản ánh khả năng tự cường và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Nhờ đó mà trong bối cảnh chiến tranh tàn phá, thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng kinh tế nhưng Việt Nam vẫn có thể và tiếp tục đấu tranh. Theo nhà phân tích này, điều đó cho thấy khả năng tự cường của nhân dân Việt Nam, xuất phát từ trái tim yêu nước, dám xả thân hy sinh vì đất nước. "Đó là điều chúng ta phải công nhận và trân trọng tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam thời kỳ đó”, Tiến sĩ Vannarith nhấn mạnh.

Chia sẻ với phóng viên TTXVN, nhà phân tích Vannarith bày tỏ ấn tượng với khả năng hồi phục sau chiến tranh, gắn liền với tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Theo ông, tuy chiến tranh đã phá hủy nặng nề hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa và xã hội, song đà hồi phục và phát triển của Việt Nam rất đáng ghi nhận, đặc biệt là sau công cuộc Đổi mới năm 1986. Bên cạnh đó, Việt Nam đã hội nhập nhanh vào tiến trình phát triển của khu vực và thế giới, đặc biệt sau khi gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995. Đây được xem là điểm khởi đầu quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực của Việt Nam, tiếp đó là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một bước tiến mới trong tiến trình hội nhập quốc tế, hội nhập với thế giới về kinh tế và thương mại.

Trưởng nhóm cố vấn của Quốc hội Campuchia nêu rõ: “Lợi ích và thành công điển hình trong tiến trình hội nhập của Việt Nam chính là công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam đang ở vị thế của một nền kinh tế phát triển mạnh và được quan tâm ở khu vực Đông Nam Á, cả về quy mô và tiềm lực kinh tế”.

Từ góc nhìn trên, chuyên gia Campuchia bày tỏ kỳ vọng về bước tiến tiếp theo của Việt Nam: đó là gia nhập Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Theo ông, ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia đã gia nhập nhóm này và trong tương lai, nếu tốc độ phát triển kinh tế vẫn được duy trì như hiện nay, Việt Nam có thể sẽ trở thành thành viên tiếp theo của G20. “Đó là thành công lớn lao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước sau ngày giải phóng cách đây 50 năm. Có thể thấy trong 50 năm qua, Việt Nam đã thành công với tốc độ phát triển đáng ghi nhận, cũng là một hình mẫu, bài học về xây dựng kinh tế đất nước thời hậu chiến đối với các quốc gia đang phát triển”, ông nói.

Trên tinh thần đó, Phó Tổng thư ký Quốc hội Campuchia nhận định cột mốc lịch sử 30/4/1975 không chỉ có ý nghĩa với người dân Việt Nam mà còn với cộng đồng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Ông nêu rõ: “Đó là di sản truyền cảm hứng chống lại mọi sự trỗi dậy của chủ nghĩa đế quốc và tăng cường tình đoàn kết, hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển ở Nam Bán cầu cùng cam kết bảo vệ nền độc lập của các quốc gia và định hình một trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng hơn”./.

Huỳnh Thảo - Quang Anh

Tin cùng chuyên mục

Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức chiến tranh Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

“Nhiệm vụ của khoa học, kỹ thuật là cực kỳ quan trọng”

Nhận thức sâu sắc đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn vượt thời đại, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ và coi đó là khâu then chốt trong sự nghiệp cách mạng giải phóng và phát triển.

Phố đi bộ hồ Gươm đông kín người trong dịp nghỉ Lễ 30/4

Trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, phố đi bộ hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở thành điểm đến thu hút đông đảo người dân và du khách, không khí tại khu vực trung tâm Thủ đô trở nên sôi động với dòng người đổ về vui chơi từ sáng sớm.

Cao nguyên Mộc Châu đón hàng ngàn lượt du khách dịp nghỉ lễ

Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La - Điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới, sôi động trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay. Mới trong hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, cao nguyên Mộc Châu đã đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.

Xây dựng đội ngũ công nhân trí thức năng động, sáng tạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm yêu thương đặc biệt và đề cao vai trò, vị trí của giai cấp công nhân. Người chỉ rõ những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam là: Kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Do có những đặc điểm ấy và lại là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất mới, gánh trách nhiệm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, cho nên giai cấp công nhân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng.

Cuộc gặp đặc biệt của đôi tàu Thống Nhất tại Đà Nẵng

Trưa ngày 30/4, tại Ga Đà Nẵng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức lễ đón, tiễn gần 900 hành khách trên Đoàn tàu Thống Nhất Bắc – Nam với 400 hành khách xuống tàu tại ga Đà Nẵng và 500 hành khách lên tàu tiếp tục hành trình đến ga Hà Nội và ga Sài Gòn. Đây là hoạt động nhằm chào mừng đại lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

"Hòa bình" qua cảm nhận của phóng viên

Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra trọng thể tại TP.HCM vào sáng 30/4. Tham gia tác nghiệp tại sự kiện đặc biệt này có hơn 700 phóng viên của 106 cơ quan báo chí trong nước và 169 phóng viên thuộc 58 cơ quan báo chí nước ngoài. Trong đó, có 47 cựu phóng viên chiến trường, phóng viên kiều bào và phóng viên các nước ủng hộ Việt Nam. "Hòa bình" là cảm nhận chung của họ khi được chứng kiến không khí của sự kiện trọng đại này.

Thượng cờ thống nhất non sông bên bờ sông Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài bên bờ sông Bến Hải thuộc Khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) và 53 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 – 1/5/2025).