Ban hành mẫu nhà chung, đảm bảo bền vững khi thực hiện xóa nhà tạm
Việc “xây mới, sửa chữa nhà đảm bảo tiêu chí 3 cứng: Nền cứng, tường cứng và mái cứng, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình.
Hội nghị triển khai quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang thành lập Ban Chỉ đạo "Xóa nhà tạm, nhà dột nát".
Ảnh: Lê Huy Hải - TTXVN

Tỉnh Kiên Giang phấn đấu cuối năm 2025 hoàn thành mục tiêu xóa 2.314 căn nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ sửa chữa 485 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo không khả năng xây mới, sửa chữa tại tỉnh, mức hỗ trợ xây mới 60 triệu đồng/nhà, sửa chữa 30 triệu đồng/nhà.

Ông Ngô Phương Vũ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang cho biết, tổng kinh phí thực hiện chương trình là hơn 153 tỷ đồng từ nguồn vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhóm thiện nguyện, nhà hảo tâm… trong, ngoài tỉnh và nhân dân hỗ trợ. Ngoài kinh phí hỗ trợ, Ban Chỉ đạo “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh khuyến khích các hộ dân sử dụng nguồn lực tự có của gia đình, huy động đóng góp, giúp đỡ của anh em, cộng đồng… để xây dựng nhà ở khang trang, bền chắc.

Theo đó, tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh do Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình làm Trưởng ban, xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần tương thân, tương trợ, đồng tâm, hiệp lực thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, với tinh thần “Kiên Giang chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” nhằm giúp người nghèo ổn định đời sống, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống.

Ban Chỉ đạo tỉnh yêu cầu, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, không để xảy ra thất thoát, tiêu cực, đảm bảo hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở đảm bảo chất lượng, sử dụng lâu dài. Đồng thời, tổ chức giới thiệu rộng rãi mẫu nhà ở cho nhân dân địa phương nghiên cứu, tham khảo, lựa chọn xây dựng phù hợp.

Tỉnh giao 3 thành phố Phú Quốc, Hà Tiên, Rạch Giá và huyện Kiên Hải chủ động vận động nguồn lực, hỗ trợ thực hiện xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và tiến tới hộ gặp khó khăn về nhà ở, nhà xuống cấp cần được sửa chữa, xây mới trên địa bàn.

Tỉnh đề nghị, Sở Xây dựng Kiên Giang tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh bản vẽ thiết kế mẫu nhà chung để thực hiện chung trong toàn tỉnh; hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật để các huyện, thành phố và các hộ xây dựng nhà phù hợp nhu cầu sử dụng, nguồn vốn được hỗ trợ, nguồn vốn tự có của gia đình, đạt chất lượng nhà ở theo quy định.

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước đến năm 2025 do Trung ương phát động, tỉnh quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trong thời gian sớm nhất, với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Qua đó, tạo điều kiện để các hộ nghèo, cận nghèo có mái ấm kiên cố, an toàn và tiến tới sẽ hỗ trợ những hộ có hoàn cảnh khó khăn. Cấp ủy các cấp xem công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại địa phương là nhiệm vụ ưu tiên trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” của tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh đa dạng hóa hình thức hỗ trợ, trên tinh thần “Ai có gì giúp nấy, ai có công giúp công, ai có của giúp của, ai có ít giúp ít, ai có nhiều giúp nhiều”, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Việc “xây mới, sửa chữa nhà đảm bảo tiêu chí 3 cứng: Nền cứng, tường cứng và mái cứng, phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán, hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình. Đồng thời huy động nguồn lực xã hội hóa, kết hợp với nguồn lực của Nhà nước và sự cố gắng từ chính các hộ gia đình… để chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình nhấn mạnh.

Tỉnh yêu cầu các huyện, thành phố thực hiện xong hỗ trợ đối tượng hộ nghèo, cận nghèo chủ động huy động nguồn lực tiến tới xây mới, sữa chữa nhà ở cho các gia đình khó khăn khác, hiện còn khoảng 4.250 căn trong toàn tỉnh. Đồng thời, các địa phương tuyên truyền, vận động người dân nỗ lực vươn lên, cố gắng đối ứng thêm nguồn kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở khang trang, bền chắc, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước./.

Tin liên quan

Tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; đồng thời nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định cho thành công củaphong trào này.

"Mái ấm cho đồng bào” trong kỷ nguyên vươn mình

Xóa nhà tạm không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, mà đây là việc làm thiết thực nhằm hoàn thành công cuộc giảm nghèo bền vững, hướng tới một tương lai không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tuyên Quang chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hưởng ứng lời kêu gọi chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát, "không để ai bị bỏ lại phía sau", những năm qua, tỉnh Tuyên Quang luôn tập trung huy động các nguồn lực để hỗ trợ các hộ nghèo sửa chữa, xây mới nhà ở. Từ năm 2021 đến nay, đã có hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết được xây dựng, giúp các hộ nghèo ở Tuyên Quang ổn định cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Phở Việt Nam vươn tầm ẩm thực quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, vươn tầm ẩm thực thế giới. Phở đã theo chân người Việt đi khắp thế giới, là món ăn truyền thống của người Việt nhưng lại được rất nhiều người nước ngoài yêu thích, góp phần tôn vinh văn hóa ẩm thực của “dải đất hình chữ S”. Và đó cũng chính là một trong những lý do khiến nhà hàng “Phở Hà Nội 1979” được khai trương ngay giữa lòng thành phố Sydney của Australia, tại địa chỉ 128 đường Burwood, khu Burwood, bang New South Wales ngày 2/12 vừa qua.

Việt Nam được đánh giá cao trong thúc đẩy sử dụng AI trong lĩnh vực y tế

Trang mạng biospectrumasia.com (Singapore) vừa có bài viết về việc Việt Nam xác định trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ then chốt để thúc đẩy nền kinh tế và công bố một loạt quan hệ đối tác, khoản đầu tư và sáng kiến trong lĩnh vực này, đang tạo ra hiệu ứng lan tỏa đến ngành y tế và thúc đẩy tăng trưởng của ngành y.

Học giả Trung Quốc: Thành tựu kinh tế và ngoại giao làm nên hình ảnh tích cực của Việt Nam năm 2024

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Giáo sư Hứa Lợi Bình - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nhận định, năm 2024, thành tích kinh tế và những hoạt động ngoại giao đã góp phần tạo dựng hiệu quả hình ảnh tích cực của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Tướng Ấn Độ đánh giá cao vai trò của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp phát triển đất nước

80 năm là con số không nhỏ đối với sự hình thành và phát triển của lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào truyền thống anh hùng của mỗi người dân Việt Nam, là biểu tượng cao đẹp trong mắt bạn bè quốc tế mà còn là nỗi khiếp sợ của những thế lực xâm lược. Để tìm hiểu dư luận nước sở tại về ý nghĩa lịch sử và tầm vóc của sự kiện thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng như đường lối quốc phòng nhân dân của Việt Nam, phóng viên TTXVN tại New Delhi đã có cuộc trao đổi với cựu Tùy viên quốc phòng Ấn Độ tại Việt Nam, Tướng P.K Chakravorty – người từng công tác tại Việt Nam trong giai đoạn 1996-1999.

Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam duy trì được ổn định chính trị và thành công kinh tế trong năm 2024

“Việt Nam đã duy trì được sự ổn định chính trị và thành công về kinh tế trong năm 2024” – đó là nhận định của Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney về những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong năm qua.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ trao giải Vinfuture 2024

Tối qua 6/12, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Lễ trao Giải thưởng Khoa học, công nghệ thường niên toàn cầu VinFuture năm 2024. Thủ tướng mong muốn các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, các đối tác quốc tế và trong nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ, ủng hộ, hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả hơn nữa để Việt Nam tiếp tục có những bước phát triển đột phá trong nâng cao năng lực khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, vững bước bước vào kỷ nguyên vươn mình giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước kết thúc hoạt động

Chiều 6/12, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 với sự tham gia của 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc. Theo đề án thực hiện Nghị quyết TƯ 18 của Chính phủ, uỷ ban này sẽ chính thức dừng hoạt động vào tháng 12/2024.