Cam kết nhất quán và xuyên suốt gần 3 thập kỷ đồng hành
Việc Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 29 năm trước (28/7/1995), có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn với cả khu vực. Từ đó quá trình hình thành một tổ chức đầy đủ 10 quốc gia là thành viên đã có những bước tiến hiệu quả và nhanh chóng, cùng hướng tới xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.  

 Với phương châm chủ động, tích cực, có trách nhiệm, trong suốt chặng đường đồng hành cùng ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp thực chất cho hợp tác ASEAN, góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam, đồng thời tranh thủ hiệu quả nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.         Qua 3 lần đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN (Ủy ban Thường trực ASEAN giai đoạn 2000-2001), Chủ tịch ASEAN 2010 và 2020, các nước thành viên cũng như cộng đồng quốc tế đã ghi nhận những dấu ấn nổi bật của Việt Nam.        

Năm 2001, Việt Nam đã thúc đẩy thông qua Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, chính thức khởi động triển khai Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) hỗ trợ thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN. Năm 2010, với mục tiêu đẩy mạnh hiện thực hóa Tầm nhìn của ASEAN thành hành động, nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam đã ghi dấu những quyết định quan trọng như thông qua Kế hoạch Tổng thể đầu tiên về Kết nối ASEAN (MPAC 2015); mở rộng cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) để Nga và Mỹ tham gia cũng như hình thành khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa ASEAN với các đối tác thông qua cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+). Năm 2020, trong bối cảnh chưa từng có tiền lệ, Việt Nam đã thúc đẩy Cộng đồng ASEAN gắn bó và ứng phó hữu hiệu, kịp thời trước các thách thức chưa từng có của đại dịch COVID-19, giữ vững đoàn kết, duy trì đà liên kết của ASEAN, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân cũng như đẩy mạnh các nỗ lực phục hồi.        

Theo Đại sứ Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN Tôn Thị Ngọc Hương, bên cạnh việc hoàn thành tích cực vai trò Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Việt Nam còn tham gia đóng góp quan trọng vào các quyết sách nhằm định hướng phát triển của ASEAN như thúc đẩy hoàn tất ý tưởng ASEAN-10, thông qua Chương trình Hành động Hà Nội 1998, Tầm nhìn ASEAN 2020 (1997), Tuyên bố Hoà hợp ASEAN (2003) về xây dựng Cộng đồng ASEAN, Hiến chương ASEAN (2007), Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 (2015) và trong giai đoạn hiện nay là xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến 2045.       

  Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương cho biết Việt Nam luôn nằm trong top đầu các quốc gia có tỉ lệ thực hiện các cam kết về liên kết kinh tế khu vực ASEAN cao, đồng thời, là nước tham gia khởi xướng ý tưởng hình thành Cộng đồng Văn hóa-xã hội ASEAN, hướng tới việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN hòa hợp, gắn bó, có bản sắc, lấy người dân làm trung tâm. Cam kết của Việt Nam đối với ASEAN là nhất quán, xuyên suốt.         

Trong quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, Việt Nam đã đảm trách vai trò điều phối viên, góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác thực chất, hiệu quả giữa ASEAN với nhiều đối tác quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và chuẩn bị tiếp nhận điều phối 2 đối tác là New Zealand và Anh từ sau tháng 7/2024 trong nhiệm kỳ 3 năm.        

Mới đây, tại Hội nghị cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm thành lập quan hệ ASEAN-Australia (Mebourne, tháng 3/2024) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU (Brussels, tháng 2/2024), thông điệp của Việt Nam đã khẳng định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa.        

Đề xuất của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Australia về “ba đột phá”, “ba tăng cường” và “ba cùng” cho quan hệ hai bên được đánh giá là ấn tượng, mạnh mẽ, nhận được sự quan tâm và ủng hộ của các đối tác. Đặc biệt, Diễn đàn Tương lai ASEAN do Việt Nam tổ chức thành công tại Hà Nội tháng 4 vừa qua đã tạo cơ hội trao đổi giữa các nhóm, giới, về định hướng hợp tác và liên kết khu vực. Điều này đã góp phần nâng cao vai trò, vị thế và khẳng định năng lực dẫn dắt của Việt Nam trong tiến trình hợp tác khu vực.         Việt Nam cũng đã đóng góp nhiều định hướng quan trọng xây dựng các chiến lược hợp tác ASEAN đến năm 2045, trong đó lồng ghép và thúc đẩy nhiều vấn đề như Biển Đông, hợp tác tiểu vùng, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng, kết nối hạ tầng, thể chế và con người. Tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, Việt Nam đã nêu một số vấn đề như vận động phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA), gỡ bỏ “thẻ vàng” khai thác hải sản bất hợp pháp, không cảnh báo, không theo quy định (IUU), triển khai Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Thông qua các cơ chế này, Việt Nam đã phối hợp hiệu quả cùng các nước ASEAN thúc đẩy nhiều chương trình, dự án quan trọng, tranh thủ hỗ trợ của các đối tác cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, phù hợp với ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Các hiệp định thương mại nội khối và giữa ASEAN với các đối tác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc đang được tích cực đàm phán và nâng cấp, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam.        

Trả lời phóng viên TTXVN tại Jakarta, Đại sứ Phái đoàn Hàn Quốc tại ASEAN Lee Jang Keun đã đánh giá cao vai trò điều phối viên ASEAN-Hàn Quốc mà Việt Nam đảm nhận trong 3 năm qua (2021-2024). Đại sứ cho biết, Việt Nam là quốc gia điều phối viên chủ động, tận tâm và đã có những đóng góp to lớn vào sự thúc đẩy hợp tác ASEAN-Hàn Quốc về mọi mặt.        

Điểm lại những đóng góp của Việt Nam trong 3 năm qua, Đại sứ Lee Jang Keun nhấn mạnh, trong khuôn khổ các hoạt động điều phối của Việt Nam, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã công bố Sáng kiến đoàn kết Hàn Quốc-ASEAN (KASI) tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Hàn Quốc ở Phnom Penh năm 2022. Đây là chính sách khu vực đầu tiên của Hàn Quốc được điều chỉnh phù hợp với ASEAN.Hàn Quốc cũng cam kết đến năm 2027 sẽ tăng mức đóng góp hằng năm vào các quỹ hợp tác liên quan đến ASEAN lên 48 triệu USD, nhằm hỗ trợ thêm nhiều dự án hợp tác được thực hiện trong các nước ASEAN và giữa Hàn Quốc với ASEAN.        

Năm 2023, dưới sự điều phối của Việt Nam, tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Hàn Quốc ở Jakarta, các nhà lãnh đạo ASEAN và tổng thống Hàn Quốc đã thông qua tuyên bố chung về hợp tác Tầm nhìn ASEAN về châu Á-Thái Bình Dương (AOIP). Tổng thống Hàn Quốc cũng đề xuất nâng cấp quan hệ ASEAN – Hàn Quốc lên đối tác chiến lược toàn diện (CSP) vào năm nay nhân kỷ niệm 35 năm hai bên thiết lập quan hệ đối tác.        

Nhìn lại gần ba thập niên tham gia ASEAN, Việt Nam đã cùng các nước thành viên nỗ lực đóng góp vào sự hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN. Những đóng góp của Việt Nam thể hiện tinh thần nhất quán và xuyên suốt là hòa hiếu, hòa hợp, hữu nghị vì hòa bình, ổn định, phồn vinh chung, vì một ASEAN vững mạnh, đoàn kết, có vai trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới.        

Đúng như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định tại Diễn đàn Tương lai ASEAN (26/4/2024), một sáng kiến của Việt Nam nhằm tạo ra khuôn khổ đối thoại mới về tương lai phát triển của ASEAN: “Việt Nam luôn coi ASEAN là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, an ninh, kinh tế, quốc phòng, luôn nỗ lực hết mình vì Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, có vai trò, vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới”./.                

ĐỖ QUYÊN – Phóng viên TTXVN tại Indonesia

Tin cùng chuyên mục

Nữ thương binh 78 tuổi bán vé số dành tiền tu sửa Nghĩa trang liệt sỹ

Suốt hàng chục năm qua, hàng ngày, nữ thương binh Đặng Thị Bảy (78 tuổi) ở xã Long Hưng A (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) rong ruổi đi bán vé số dạo, vừa mưu sinh, vừa gom góp tiền để tu sửa Nghĩa trang liệt sỹ xã. Bà thường xuyên đến nghĩa trang để quét dọn và thắp hương cho những đồng đội đã khuất.

TTXVN khu vực phía Nam tri ân nhân dịp 27-7

Kỷ niệm 77 năm Ngày thương binh liệt sĩ, sáng 27/7, tại xã biển Bảo Thạnh (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), Đảng ủy, Công đoàn Cơ quan Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khu vực phía Nam phối hợp với nhóm Y - Bác sĩ Phòng khám Đông Á thuộc Công ty Cổ phần Y dược Minh An; nhóm Y - Bác sĩ bệnh viện An Bình và Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã tổ chức chương trình "Khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho gia đình nghèo, cận nghèo tại xã Bảo Thạnh năm 2024".

Khắc sâu tư tưởng “văn hóa là hồn cốt của dân tộc”

Người khắc sâu tư tưởng “văn hóa là hồn cốt của dân tộc” - đây là ấn tượng bao trùm và nổi bật về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong chia sẻ của Giáo sư Jayachandra Reddy, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Đại học Sri Venkateswara (Ấn Độ).

Ngọn đuốc rọi sáng đường đi - Bài 2: Dẫn lối tới thời đại mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng, nhà xây dựng tổ chức vĩ đại không chỉ của Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn trong công cuộc xây dựng hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhận định đó của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ Doraisamy Raja được chứng minh qua thực tiễn sống động ở Việt Nam, đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã đứng lên sau chiến tranh, vững vàng vượt qua giai đoạn thoái trào của mô hình xã hội chủ nghĩa, mạnh mẽ vươn lên về kinh tế và ngày càng khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Ngọn đuốc rọi sáng đường đi: - Bài 1: Lý luận sâu sắc, thực tiễn sinh động

Kể từ khi ra mắt tháng 5/2021, bài viết "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Bài viết không chỉ lý giải thấu đáo, làm rõ bản chất của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, một xã hội mà trong đó “sự phát triển là thực sự vì con người”, mà còn làm phong phú thêm cơ sở lý luận về tư tưởng xã hội chủ nghĩa của thế giới.

Trường đại học lớn nhất LB Nga tự hào về nghiên cứu sinh ưu tú Nguyễn Phú Trọng  

Nằm ở Tây Nam thủ đô Moskva có một cơ sở đại học lớn nhất LB Nga với 47 chi nhánh trên toàn quốc. Cơ sở giáo dục danh tiếng và truyền thống này không chỉ là nơi đào tạo các chuyên gia quản lý cho đất nước Nga rộng lớn mà còn có lịch sử gắn liền với rất nhiều nhà lý luận tư tưởng cộng sản lớn của Việt Nam, một trong số đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây chính là nơi hội tụ những nền tảng tư tưởng quan trọng để định hình một nhà lãnh đạo Đảng có tư duy lý luận sắc bén, nền tảng kiến thức uyên thâm.

Phó Tổng thống El Salvador: "Tài năng và nhân cách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là nguồn cảm hứng, là tấm gương sáng"

Tài năng và nhân cách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn là nguồn cảm hứng, là tấm gương cho lãnh đạo và người dân El Salvador noi theo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đây là nhận định của Phó Tổng thống El Salvador Felix Ulloa khi đến dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico ngày 25/7.    

Lãnh đạo các chính đảng ở Algieria và Italy ngưỡng mộ những cống hiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

" Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là một trong số những nhân vật lớn mà Việt Nam đã cống hiến cho nhân loại, nổi bật trong số đó không thể không kể đến một số vĩ nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dân tộc Việt Nam chưa bao giờ ngừng sản sinh ra những nhân vật tầm cỡ như thế". Đó là nhận định của ông Mourad Lamoudi, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương phụ trách quan hệ đối ngoại của Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Algeria (FLN) khi trao đổi với phóng viên TTXVN tại Algeria.