Chặng đường đầy tự hào của dân tộc Việt Nam dưới góc nhìn của nhà báo Argentina
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam là dịp để tôn vinh những hy sinh lớn lao và đóng góp to lớn của lực lượng quân đội Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhà báo Gaston Fiorda, Đài phát thanh quốc gia Argentina, ca ngợi những đóng góp của lực lượng quân đội Việt Nam, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam cũng như biểu tượng của sự hi sinh anh dũng và lòng quả cảm.

Là người có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, nhà báo Fiorda khẳng định tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người chỉ ra rằng để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng Việt Nam, cần phải tổ chức lực lượng vũ trang. Việc Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân, chính thức được thành lập năm 1944, là một tất yếu lịch sử trong sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam, bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng và đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng lúc đó.

Ông Fiorda cũng nhấn mạnh Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện lực lượng quân đội và lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đội quân cách mạng của nhân dân, sẵn sàng chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Theo nhà báo Fiorda, chỉ với 34 chiến sĩ khi ra đời nhưng rất nhanh chóng, Quân đội Nhân dân Việt Nam, dưới sự chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chiến lược quân sự đại tài, đã tập hợp lực lượng, phát triển vượt bậc và giành nhiều chiến thắng to lớn trước những đội quân xâm lược có quy mô và được trang bị hiện đại, từ đó tiếp tục viết lên những trang sử đầy vẻ vang về một dân tộc nhỏ bé nhưng rất đỗi anh hùng.

Chỉ ít tháng ngay sau khi ra đời, lực lượng quân đội Việt Nam đã cùng nhân dân tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng, đánh bại thực dân Pháp, vào năm 1954, và sau đó là thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đánh bại đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau khi giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, Quân đội Nhân dân Việt Nam tích cực tham gia hàn gắn vết thương, xây dựng và phát triển đất nước. Ngày nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục tích cực thúc đẩy hợp tác và hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực như hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh, đồng thời cũng tham gia tích cực các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ), góp phần tạo dựng nền hòa bình trên thế giới./.

Diệu Hương

Tin cùng chuyên mục

Trí thức người Việt ở Australia: Chính phủ hành động quyết liệt, năng động và hiệu quả

“Sau khi trải qua một năm 2023 khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2024 đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực” – đây là một trong những nhận định của Giáo sư Chu Hoàng Long, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách Việt Nam tại Đại học Quốc gia Australia, Phó Chủ tịch Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia – trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

Sứ mệnh cao cả của người lính

Chiến tranh đã lùi xa gần năm mươi năm, nhưng trọng trách, nhiệm vụ của người lính chưa khi nào nhẹ nhàng hơn. Mang sứ mệnh cao cả của bộ đội Cụ Hồ, những chiến sỹ vẫn ngày đêm chiến đấu, hy sinh để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài cuối: Kinh tế tri thức là cốt lõi

Đông Nam Bộ, một khu vực được coi là động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, đóng góp hơn 1/3 GDP và hơn 44% nguồn thu ngân sách của cả nước. Đây là nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của cả nước trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, khu vực này cần phải thực hiện những chuyển biến lớn, đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Mọi chiến lược phát triển trong khu vực này cần phải lấy con người làm trung tâm, nhằm đạt được mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống của nhân dân và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài 3: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Khu vực Đông Nam Bộ, trái tim kinh tế của Việt Nam, đang thực hiện một cuộc chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ trong công nghiệp hóa mà còn trong việc áp dụng các mô hình tăng trưởng sáng tạo và bền vững. Với chiến lược tập trung vào công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và chuyển đổi số, khu vực này không chỉ nâng cao năng lực sản xuất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện, khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng quốc gia trong kỷ nguyên mới.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Tháo ‘điểm nghẽn’ để bứt phá

Đông Nam Bộ, với vai trò là đầu tàu kinh tế quốc gia, đang đối diện với những cơ hội và thách thức lớn trong quá trình vươn mình. Dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, khu vực này vẫn phải đối mặt với không ít "điểm nghẽn" trong hạ tầng giao thông, kết nối vùng và quá trình giải ngân đầu tư công. Để bứt phá và mở ra một kỷ nguyên phát triển mới, việc tháo gỡ những trở ngại này là nhiệm vụ cấp bách. Từ những dự án giao thông trọng điểm đến việc phát triển hạ tầng kết nối, Đông Nam Bộ đang nỗ lực không ngừng để xây dựng một tương lai phát triển bền vững, đồng thời thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc đạt mức tăng trưởng hai con số vào năm 2025.

Đông Nam Bộ tạo bệ phóng bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Đường lớn đã mở

Đông Nam Bộ - đầu tàu kinh tế năng động của cả nước, đang định hình chiến lược phát triển toàn diện, tạo bệ phóng vững chắc để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Thấm nhuần sự chỉ đạo sâu sắc của Tổng Bí thư Tô Lâm về những định hướng chiến lược, nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa đất nước bước vào “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, các tỉnh, thành Đông Nam Bộ đang nỗ lực tháo gỡ những “điểm nghẽn” về kết nối vùng, đẩy mạnh triển khai các công trình hạ tầng trọng điểm, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, xây dựng các khu công nghiệp thông minh thế hệ mới. Đặc biệt, các chính sách đột phá về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và lấy con người làm trung tâm phát triển đang được thực thi mạnh mẽ. Diện mạo mới của vùng đất đỏ miền Đông đang thay đổi từng ngày.

Hậu quả khó lường khi ‘đu trend’ tin giả

Trong khi cả nước đang tập trung cao độ thực hiện việc sắp xếp, tinh gọn lại bộ máy nhà nước, thì nhiều người dùng mạng xã hội vì muốn tăng tương tác, “bắt trend” (xu hướng đang nổi) đã sẵn sàng đăng hoặc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng, không chính xác hoặc thậm chí là tin giả.

Nhận diện: Những trò lố của Việt Tân trong dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới

Hằng năm, Ngày Nhân quyền thế giới 10/12 được tổ chức với nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới, là dịp để kỷ niệm việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền vào ngày 10/12/1948. Đây là một trong những sự kiện quan trọng của Liên hợp quốc nhằm công nhận và bảo vệ quyền con người mà không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính, địa giới hay địa vị xã hội. Thế nhưng, đi ngược mục đích, ý nghĩa tốt đẹp ấy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại có những chiêu trò lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Việt Nam.

Thủ tướng đôn đốc thi công đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Chiều 15/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ngay tại công trường, Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố liên quan để thúc đẩy Dự án này.