Tinh gọn bộ máy: Mở ra nhiều cơ hội phát triển đô thị di sản ở thành phố Hoa Lư
Nhiều người dân đã thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi khi trong tương lai gần, thành phố Hoa Lư của Ninh Bình trở thành đô thị loại I với tính chất đặc trưng đô thị di sản
Một góc thành phố Ninh Bình hiện nay.
 Ảnh: Đức Phương - TTXVN

Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Ninh Bình. Trong đó, đối với cấp huyện, nhập nguyên trạng huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình để thành lập thành phố Hoa Lư là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Việc sắp xếp như vậy sẽ mở ra giai đoạn phát triển mới cho Ninh Bình, tạo cơ hội để tỉnh thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính gắn với cơ cấu lại đô thị, mở rộng không gian phát triển.

* Nhân dân phấn khởi và đồng thuận cao

Nhiều người dân đã thể hiện niềm vui mừng, phấn khởi khi trong tương lai gần, thành phố Hoa Lư của Ninh Bình trở thành đô thị loại I với tính chất đặc trưng đô thị di sản, đồng thời thể hiện niềm tin, hy vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển thành phố Hoa Lư.

Anh Nguyễn Thành Luân, Bí thư Đoàn xã Trường Yên, huyện Hoa Lư khẳng định, việc sắp xếp đơn vị hành chính là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, tiết kiệm ngân sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp. Thời gian qua, công tác tuyên truyền, nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng, lấy ý kiến cử tri ở xã Trường Yên về việc sắp xếp đơn vị hành chính được triển khai nhanh chóng với những cách làm hay, sáng tạo, giúp nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền, qua đó tạo nên sự đồng thuận cao trong dư luận ở địa phương. Anh Luân cũng cho rằng, việc tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cần phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương để tạo được sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao trong các tầng lớp nhân dân.

Ông Nguyễn Trung Chức, Tổ trưởng Tổ dân phố Kỳ Lân, phường Tân Thành, thành phố Ninh Bình đánh giá cao nỗ lực của tỉnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 thuận lợi, đạt hiệu quả cao. Việc thực hiện phương án sắp xếp sẽ giúp mở rộng không gian, tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, đáp ứng xu thế phát triển đô thị và là cơ hội để Ninh Bình tổ chức lại xã hội nông thôn, đô thị hướng đến xây dựng đô thị Hoa Lư - Ninh Bình với đặc trưng Đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Theo ông Chức, đến nay, người dân ở địa phương cơ bản đã biết và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm; đồng thời nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sắp xếp đơn vị hành chính vì sự phát triển toàn diện của các đơn vị trong diện sắp xếp và toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc đặt tên cho các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập cũng cần được tính toán kỹ, căn cứ vào yếu tố lịch sử - văn hóa để đảm bảo hài hòa, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội.

* Mở ra không gian phát triển đô thị di sản

Một góc thành phố Ninh Bình hiện nay. 
Ảnh: Đức Phương - TTXVN

Với tính chất đặc thù xây dựng thành phố Hoa Lư là đô thị di sản, đô thị loại I là mục tiêu đang dần được hiện thực hóa, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của thành phố Ninh Bình hơn lúc nào hết nhận thức được nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc nâng cao trình độ, năng lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn trong công tác quản lý đô thị.

Ông Đinh Văn Thứ, Chủ tịch UBND thành phố Ninh Bình chia sẻ, thời gian vừa qua, cả hệ thống chính trị của thành phố đã vào cuộc tích cực, trách nhiệm đối với những nhiệm vụ tỉnh giao trong việc lập đề án phân loại đô thị gồm thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Đến nay, sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết, các cán bộ, đảng viên và nhân dân thành phố Ninh Bình rất vui mừng, phấn khởi; đồng thời đánh giá đây là bước ngoặt lớn, mở ra cơ hội phát triển đô thị thành phố Hoa Lư theo tính chất đô thị di sản, đô thị loại I trong tương lai.

Chuẩn bị cho việc hợp nhất thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư để thành lập thành phố Hoa Lư thời gian tới đây, UBND thành phố Ninh Bình đã đề ra kế hoạch, lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn. Trong đó, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố Hoa Lư theo hướng bền vững, phát triển từng khu vực gắn với tính chất đặc trưng về không gian địa lý. Thành phố sẽ tập trung phát triển du lịch, dịch vụ, khai thác nét văn hóa đặc trưng vùng đất Cố đô tại khu vực trung tâm, còn được gọi là nội thành. Đối với vùng nông thôn, thành phố chú trọng tạo cảnh quan, phát triển các khu nghỉ dưỡng, những loại hình du lịch trải nghiệm gắn với cuộc sống và công việc tại vùng nông thôn; đối với vùng lõi di sản Tràng An, sẽ tập trung quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản để phục vụ du khách.

Trước mắt, thành phố Ninh Bình yêu cầu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiện nay và thành phố Hoa Lư sau này nâng cao trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý đô thị theo hướng mới cả về kiến trúc, cảnh quan mới, phát triển kinh tế dịch vụ xanh, xây dựng nét sống văn hóa người dân Ninh Bình đặc trưng của vùng đất Cố đô... Do đó, ngoài sự nỗ lực của chính quyền các cấp, thành phố rất cần sự đồng thuận và vào cuộc tích cực của các thành phần kinh tế và người dân./.


Tin liên quan

Thái Bình yêu cầu giảm tối thiểu 20% đầu mối bên trong

Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình mở rộng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận yêu cầu: các địa phương, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh, tập trung quyết liệt thực hiện sắp xếp đầu mối bên trong, đảm bảo tinh gọn tổ chức bộ máy, phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương. Phấn đấu bình quân tinh gọn giảm 20% trở lên đầu mối bên trong. 

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước vì đã nhiều Đại hội của Đảng từ các nhiệm kỳ trước từng đặt ra vấn đề này, đặc biệt là từ Đại hội XII đến nay. Điều đó cho thấy Đảng đã nhìn ra và thấy cần phải thực hiện nhưng quá trình triển khai chưa đạt mục tiêu đề ra. Đây thực sự là vấn đề khó, thậm chí rất khó vì khi tiến hành tinh gọn bộ máy sẽ liên quan đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và đụng chạm tới lợi ích của một số cá nhân, tổ chức. Do vậy dù đã được chuẩn bị kỹ, bài bản và nhiều hướng dẫn thực hiện công tác này đã được gửi tới các đồng chí nhưng chắc chắn việc triển khai tại nhiều đơn vị sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có cả những lực cản. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiến hành vì muốn có một cơ thể khỏe mạnh, đôi khi chúng ta phải "uống thuốc đắng", phải chịu đau để "phẫu thuật khối u".  

Tổng Bí thư Tô Lâm: Các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 và một số nội dung quan trọng, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị: Các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị. Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng"; "Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở"; "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng". Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.  

Tinh gọn bộ máy: Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tỉnh Lai Châu

Lai Châu tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo theo quy định của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tế.

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện: Những trò lố của Việt Tân trong dịp kỷ niệm Ngày Nhân quyền thế giới

Hằng năm, Ngày Nhân quyền thế giới 10/12 được tổ chức với nhiều quy mô khác nhau tại khắp nơi trên thế giới, là dịp để kỷ niệm việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền vào ngày 10/12/1948. Đây là một trong những sự kiện quan trọng của Liên hợp quốc nhằm công nhận và bảo vệ quyền con người mà không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính, địa giới hay địa vị xã hội. Thế nhưng, đi ngược mục đích, ý nghĩa tốt đẹp ấy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại có những chiêu trò lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá Việt Nam.

Thủ tướng đôn đốc thi công đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Chiều 15/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ngay tại công trường, Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố liên quan để thúc đẩy Dự án này.

Đảng Cộng sản Argentina đánh giá cao chính sách đối ngoại độc lập của Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Argentina, ông Marcelo Rodriguez đánh giá Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế trong chính sách đối ngoại, góp phần củng cố hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển trên thế giới.

Tô thắm thêm hình ảnh cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” tại Nam Phi

Ngày 12/12, tại thủ đô Pretoria, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi và Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Nam Phi tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).

Quân đội Nhân dân Việt Nam - Hình mẫu anh dũng, kiên cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc

Sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam vào ngày 22/12/1944, là một tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam, mở ra một bước ngoặt lịch sử trên con đường đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam.

Theo dấu chân Bác Hồ tại Phichit (Thái Lan)

Được khởi công từ năm 2013 và khánh thành năm 2018, Bảo tàng Bản Đông Hồ Chí Minh tại xã Pamakab, tỉnh Phichit, cách thủ đô Bangkok của Thái Lan khoảng 350 km về phía Bắc, là công trình đặc biệt ý nghĩa nhằm lưu lại những dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng của Người trên đất nước Thái Lan.

Cần chấm dứt xuyên tạc sự thật

Bất chấp những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người, trong đó có bảo đảm tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng đã được nhiều nước ghi nhận và đánh giá cao, một số cá nhân và tổ chức có tư tưởng thù địch vẫn cố tình xuyên tạc sự thật, bịa đặt, dựng chuyện với ý đồ xấu.