Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Nhiều doanh nghiệp Việt vươn lên trở thành niềm tự hào quốc gia
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam cùng vươn lên, có những sản phẩm chất lượng, chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn ra quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại sự kiện.
Ảnh: MPI

Tại Hội nghị “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vừa tổ chức tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, với vai trò người đứng đầu cơ quan tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, phát triển doanh nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng bày tỏ mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam cùng vươn lên, có những sản phẩm chất lượng, chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn ra quốc tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp trong nước đã vươn lên mạnh mẽ, mở rộng thị phần và khẳng định vị trí trên thị trường. Những thương hiệu như: VinFast trong ngành xe điện, Hòa Phát trong ngành thép, Viettel trong lĩnh vực viễn thông, Vinamilk, TH trong ngành sữa, GrowMax trong ngành tôm,…và nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã vươn lên đóng góp cho ổn định và tăng trưởng kinh tế, cũng như xuất khẩu, hình thành các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị và đã trở thành niềm tự hào quốc gia, không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn được ưa chuộng trên thị trường quốc tế.

Theo Bộ trưởng Dũng, trong 5 năm trở lại đây, có 2 thương hiệu Việt rất ấn tượng, có nhiều nỗ lực; đó là Vinfast và GrowMax. Vinfast, từ con số 0, nhưng với tầm nhìn táo bạo, khả năng thích ứng nhanh chóng và ý chí kiên định của đội ngũ lãnh đạo đã vươn lên trở thành hãng xe số 1 tại thị trường Việt Nam chỉ sau 5 năm hoạt động, không chỉ chinh phục được thị trường nội địa, mà còn tạo ra một bước tiến mạnh mẽ vươn tầm quốc tế.

Cùng với đó, sự ra đời của thương hiệu thức ăn tôm đầu tiên của người Việt GrowMax vào tháng 6 năm 2020 cùng với sự khẳng định về chất lượng đã được hầu hết khách hàng nuôi tôm trên cả nước và khách hàng quốc tế công nhận là một minh chứng rõ ràng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ được công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị ngành tôm.

Mặc dù, mới ra đời được gần 5 năm, nhưng GrowMax đã quy tụ được đội ngũ hùng hậu các chuyên gia, kỹ sư lành nghề, phát triển một cách mạnh mẽ và đạt những thành tựu đáng tự hào, đưa GrowMax vượt qua 18 thương hiệu quốc tế lâu năm khác để vươn lên vị trí thứ 2 toàn quốc cả về sản lượng và thị phần.

“Tinh thần bền bỉ, không lùi bước trước các khó khăn đã giúp các thương hiệu này dần thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, từ sự nghi ngờ sang lòng tin tưởng và tự hào về một thương hiệu Việt, giúp phá vỡ định kiến về trình độ và năng lực của người Việt. Chúng ta có thể tự hào nói rằng, người Việt Nam luôn dám đối mặt với thách thức, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn và có thể chinh phục được những đỉnh cao bằng những khát vọng của mình, cho thế giới thấy rằng “người ta làm được thì doanh nghiệp Việt Nam cũng làm được” và “không gì là không thể”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là tư duy sính ngoại còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng. Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại, coi đó là biểu tượng của chất lượng và đẳng cấp, đã gây không ít khó khăn cho hàng Việt Nam trong việc mở rộng thị phần ngay trên sân nhà.

Về phía các doanh nghiệp, cũng chưa thực sự đổi mới sáng tạo, làm ra các sản phẩm chất lượng, có sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái chưa được kiểm soát cũng phần nào ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng.

Chính vì vậy, để tiếp sức đưa hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế giới, mỗi người Việt Nam hãy trở thành những “đại sứ hàng Việt”, ưu tiên sử dụng và quảng bá sản phẩm Việt Nam.

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khuyến nghị, hãy tiếp tục nỗ lực không ngừng để nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến chất lượng sản phẩm; đầu tư vào công nghệ, đổi mới sáng tạo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, cạnh tranh sòng phẳng với hàng hóa nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và người tiêu dùng, tạo nên hệ sinh thái cùng phát triển, cùng hưởng lợi.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư mạnh mẽ hơn vào kênh phân phối, quảng bá sản phẩm để hàng Việt đến gần hơn với người tiêu dùng, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những địa bàn khó khăn; thực hiện các chính sách giảm giá thành, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Về phía nhà nước, cần tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước phát triển bền vững; và với tư cách người tiêu dùng lớn nhất, cần tăng cường sử dụng hàng hóa nội địa khi thực hiện mua sắm công.

“Để “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không phải là một khẩu hiệu, không chỉ là một phong trào, mà ngày càng trở thành thực tiễn kinh tế - xã hội sinh động, là một nét văn hóa, là ý thức tự hào và trách nhiệm của mỗi người dân, chúng ta hãy cùng nhau hành động đưa hàng Việt Nam trở thành lựa chọn số một của người Việt Nam, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, thịnh vượng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh./.

Tin liên quan

Việt Nam tham gia Hội chợ quốc tế Thực phẩm và Đồ uống PLMA 2024 tại Mỹ

Tại thành phố Chicago, Mỹ, cuối tuần qua, khu gian hàng Quốc gia Việt Nam đã chính thức khai trương tại Hội chợ quốc tế Thực phẩm và Đồ uống PLMA 2024 diễn ra ở Trung tâm Triển lãm Rosemont. Buổi khai mạc có sự tham gia của lãnh đạo Cục Xúc tiến Thương mại, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) và 21 doanh nghiệp Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng thị trường quốc tế của ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam.

Ấn tượng hàng Việt tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano (Italy)

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, thủ phủ vùng Lombardy, trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất Italy, trong các ngày từ 30/11-8/12. Hội chợ có sự tham dự của gần 2.800 doanh nghiệp đến từ 90 quốc gia trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, lực lượng nòng cốt

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và tỉnh Cao Bằng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”.

Xuất khẩu tôm sẽ thu về 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm 11 tháng mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, xuất khẩu tôm năm 2024 dự báo sẽ đạt 4 tỷ USD.

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn

Từ ngày 9-11/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn tại Hội An, Quảng Nam. Đây là lần đầu tiên UN Tourism tổ chức một hội nghị toàn cầu về du lịch nông thôn, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự kiện cũng đánh dấu cột mốc đầu tiên Việt Nam đăng cai một hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn, là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh, thương hiệu và tiềm năng, thế mạnh của du lịch nông thôn Việt Nam.

Đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Kỳ tích trong đầu tư xây dựng hạ tầng

Ngày 8/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) (Dự án ĐZ 500kV mạch 3). Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dự án ĐZ 500kV mạch 3 được EVN giao Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài 519km, 1.177 vị trí cột, đi qua 211 xã/phường của 43 huyện thuộc 9 tỉnh, với tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm, ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương và người dân, EVN/EVNNPT đã hoàn thành đóng điện các Dự án ĐZ 500kV mạch 3 sau hơn 6 tháng thi công, thay vì 3-4 năm như thông thường, lập nên “kỳ tích” trong đầu tư xây dựng hạ tầng. Dự án ĐZ 500kV mạch 3 là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc năm 2024 và các năm tiếp theo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.