Xuất khẩu tôm sẽ thu về 4 tỷ USD
Xuất khẩu tôm 11 tháng mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với sự tăng trưởng ở các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số, xuất khẩu tôm năm 2024 dự báo sẽ đạt 4 tỷ USD.
Dây chuyền sơ chế tôm xuất khẩu ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN

Tuy chưa thể vượt được kim ngạch xuất khẩu tôm kỷ lục của Việt Nam năm 2022 (khi đạt 4,3 tỷ USD), nhưng cũng đã cho thấy ngành hàng tôm đang có sự hồi phục rõ nét so với năm 2023 (chỉ đạt 3,4 tỷ USD).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, xuất khẩu tôm cho thấy tín hiệu khả quan ở nhiều thị trường. Xuất khẩu sang Mỹ và EU đều ghi nhận sự tăng trưởng ổn định. Trung Quốc đang có những chính sách thúc đẩy tiêu dùng, có thể giúp gia tăng nhu cầu nhập khẩu tôm từ Việt Nam.

Giá tôm xuất khẩu có dấu hiệu tăng, đặc biệt là tôm chân trắng, giúp cải thiện biên lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá nguyên liệu tôm cũng đang ở mức tích cực, điều này sẽ hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu. Riêng tháng 11, giá tôm loại cỡ 50-60 con/kg, giá tăng so với tháng trước từ 5.000 – 9.000 đồng/kg, trung bình ở mức 103.000 đồng/kg.

Bên cạnh đó, sản phẩm tôm chế biến đang có sự phát triển mạnh mẽ, là tín hiệu tích cực, cho thấy doanh nghiệp đang chuyển hướng sang sản phẩm giá trị gia tăng.

Tuy nhiên, ngành hàng tôm Việt Nam vẫn có những thách thức nội tại cần sớm vượt qua để có sự tăng trưởng bền vững. Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, tôm Việt Nam cần nâng cao chất lượng và giảm chi phí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó là các vấn đề kiểm dịch chất lượng con giống, mùa vụ, mật độ nuôi, quản lý dịch bệnh, giảm giá thành sản xuất và dự báo tình hình tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu, để nâng cao chuỗi giá trị xuất khẩu con tôm và thu nhập cho người nuôi tôm.

Các dịch bệnh như bệnh đốm trắng, hội chứng tôm chết sớm (EMS) và các bệnh do vi khuẩn gây ra vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng tôm. Việc quản lý dịch bệnh trong ao nuôi còn nhiều bất cập, khiến rủi ro bùng phát dịch bệnh cao, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu. Lợi nhuận của người nuôi tôm đạt thấp do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính do chi phí sản xuất cao, dịch bệnh ngày càng nhiều.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng cho rằng, giá thành tôm thương phẩm Việt Nam quá cao, cao hơn 30% so với Ấn Độ/Indonesia và cao hơn gấp đôi so với Ecuador, khiến tôm Việt Nam rất khó để cạnh tranh.

Nếu tôm đạt chứng nhận ASC/BAP có thể bán được giá cao hơn 5 - 10%, còn tôm đạt chứng nhận hữu cơ/sinh thái giá bán cao hơn 10 - 20%. Hơn nữa, tôm đạt chứng nhận sẽ được vào các hệ thống siêu thị lớn, các nhà hàng/khách sạn lớn và các hệ thống phân phối lớn… Cần thay đổi tư duy, thay vì chạy theo sản lượng, công nghệ cao thì cần phải chú trọng vấn đề bền vững và hiệu quả, đặc biệt là về chất lượng, môi trường, sức khỏe và giá bán, ông Lê Văn Quang cho hay.

Ông Phan Thanh Lâm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, thách thức với tôm Việt là làm sao nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng. Ngành hàng vẫn thiếu mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi (liên kết dọc, liên kết ngang). Các phương thức giao dịch mua bán sản phẩm vẫn còn ở mức độ thấp chủ yếu là thị trường tự do (theo thời giá thị trường) hoặc hợp tác thời vụ, và hợp tác có kiểm soát về chất lượng. Rất ít các phương thức hợp tác đầu tư toàn diện và hợp tác đầu tư.

Hiện nay, hộ nuôi tôm quy mô nhỏ (khoảng 80% diện tích tôm nuôi) với tập quán canh tác riêng lẻ. Chí phí thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh/thâm canh chiếm tỷ lệ cao, từ 46-47%. Nếu sử dụng thức ăn chất lượng cao với hiệu suất chuyển hóa thức ăn tốt, qua đó giảm thiểu lãng phí và nâng cao tốc độ tăng trưởng tôm. Cùng với đó, là tự động hóa hệ thống cho ăn và quản lý môi trường, giảm chi phí lao động và tăng hiệu quả quản lý, giúp tôm phát triển nhanh hơn và đều hơn.

Trước xu hướng hội nhập, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và phát triển bền vững, ông Trần Ngọc Hải, trường Đại học Cần Thơ cho rằng, cần có những thay đổi để trở thành người nuôi tôm chuyên nghiệp, hiệu quả. Người nuôi cần nắm bắt được xu hướng chuyển đổi đối tượng nuôi; xu hướng nuôi tôm công nghệ cao, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững; xu hướng phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Đặc biệt là sự liên kết sản xuất theo chuỗi ngành gắn với các tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu thị trường.

Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đánh giá, trước thách thức về môi trường, dịch bệnh và quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không thể phủ nhận thời gian qua các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, từ việc ứng dụng công nghệ, phát triển hạ tầng khu nuôi… giúp việc quản lý môi trường tốt hơn, giảm phát thải, kéo dài chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả cho người nuôi và doanh nghiệp./.

Tin liên quan

Xuất khẩu cà phê lần đầu có thể vượt 5 tỷ USD

Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với khoảng 97% sản lượng là cà phê Robusta, phần còn lại bao gồm cà phê Arabica và các giống đặc sản khác. Mặc dù lượng tiêu thụ cà phê trong nước đang tăng, nhưng xuất khẩu vẫn là nguồn thu nhập chính cho ngành sản xuất cà phê Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn

Từ ngày 9-11/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn tại Hội An, Quảng Nam. Đây là lần đầu tiên UN Tourism tổ chức một hội nghị toàn cầu về du lịch nông thôn, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự kiện cũng đánh dấu cột mốc đầu tiên Việt Nam đăng cai một hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn, là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh, thương hiệu và tiềm năng, thế mạnh của du lịch nông thôn Việt Nam.

Đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Kỳ tích trong đầu tư xây dựng hạ tầng

Ngày 8/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) (Dự án ĐZ 500kV mạch 3). Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dự án ĐZ 500kV mạch 3 được EVN giao Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài 519km, 1.177 vị trí cột, đi qua 211 xã/phường của 43 huyện thuộc 9 tỉnh, với tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm, ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương và người dân, EVN/EVNNPT đã hoàn thành đóng điện các Dự án ĐZ 500kV mạch 3 sau hơn 6 tháng thi công, thay vì 3-4 năm như thông thường, lập nên “kỳ tích” trong đầu tư xây dựng hạ tầng. Dự án ĐZ 500kV mạch 3 là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc năm 2024 và các năm tiếp theo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống 22/12/1944 và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Quốc phòng

Chiều tối 12/12, nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Học viện Quốc phòng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, mong muốn và tin tưởng, đến năm 2030, Học viện Quốc phòng là tâm huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự tầm cỡ của khu vực và đến năm 2045 có tiếng trên thế giới, xứng tầm với Quân đội Việt Nam Anh hùng, dân tộc Việt Nam Anh hùng.

Xuất khẩu cà phê lần đầu có thể vượt 5 tỷ USD

Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với khoảng 97% sản lượng là cà phê Robusta, phần còn lại bao gồm cà phê Arabica và các giống đặc sản khác. Mặc dù lượng tiêu thụ cà phê trong nước đang tăng, nhưng xuất khẩu vẫn là nguồn thu nhập chính cho ngành sản xuất cà phê Việt Nam.

Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ 2 với nhiều ẩn số trong chính sách thương mại toàn cầu đang đặt các đối tác vào tình thế “dè chừng”. Việt Nam với vai trò là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ sẽ chịu tác động như thế nào là vấn đề được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm thảo luận thời gian gần đây.