Hiệu quả từ những chương trình hỗ trợ giảm nghèo tại huyện biên giới Ea Súp
Qua 3 năm triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Ea Súp đã giảm xuống còn 42%.

Huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk, nằm ở vùng biên giới giáp ranh với Campuchia, là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế và quốc phòng. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng hạn chế và trình độ dân trí chưa đồng đều. Trước thực trạng này, chính quyền và nhân dân huyện Ea Súp đã có nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống người dân, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội.

* Phát huy sức dân

Một trong những yếu tố quan trọng trong công cuộc giảm nghèo là khai thác và phát huy tiềm năng của người dân địa phương. Từ nhận thức rằng “giảm nghèo không chỉ là cho con cá, mà là dạy cách câu cá”, huyện Ea Súp đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân thiết thực.

Cư Kbang là xã vùng III đặc biệt khó khăn của huyện Ea Súp, nơi đây đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo chiếm 57,8%. Thời gian qua, nhờ các chương trình hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo, nhiều hộ dân đã vươn lên thoát nghèo.

Năm 2023, chị Hà Thị Eng, tại thôn 5, xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk được chính quyền hỗ trợ hơn 35 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để mua 4 con bò giống về nuôi. 
Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Gia đình chị Hà Thị Eng tại thôn 5, xã Cư Kbang là một điển hình trong việc thoát nghèo từ chương trình hỗ trợ sinh kế. Thuộc diện hộ nghèo, đất sản xuất ít, gia đình 6 người chỉ có mình chị là lao động chính. Thu nhập từ việc làm thuê hằng ngày không đủ để chị trang trải cuộc sống cho 3 con nhỏ, mẹ già yếu và người chồng thường xuyên ốm đau. Năm 2023, niềm vui đến với gia đình chị khi được chính quyền hỗ trợ hơn 35 triệu đồng từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để mua 4 con bò giống về nuôi. Qua một năm chăm sóc, đến nay, đàn bò đã phát triển lên 6 con. Với chị Hà Thị Eng, niềm tin về một tương lai tươi sáng đang dần hiện hữu.

Tương tự, chị Hà Thị Yêu (Thôn 5, xã Cư Kbang) cũng thoát nghèo nhờ được hỗ trợ 4 con bò giống từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. “Từ khi có bò, tôi mượn thêm tiền để đầu tư làm ăn trước, đến khi bò sinh sản sẽ bán lấy tiền trả bớt nợ. Bây giờ, gia đình tạm ổn, đã thoát nghèo, không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn Đảng và chính quyền", chị Hà Thị Yêu bày tỏ.

Chính quyền địa phương thăm hỏi gia đình chị Hà Thị Yêu, tại thôn 5, xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk sau khi thoát nghèo nhờ chương trình hỗ trợ 4 con bò giống từ dự án giảm nghèo. 
Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Theo Chủ tịch UBND xã Cư Kbang Cao Thanh Hoài, tỷ lệ hộ nghèo tại xã còn cao. Để công tác giảm nghèo bền vững, xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi, đặc biệt là chương trình hỗ trợ bò giống... Việc tổ chức thực hiện đảm bảo đúng quy định, quy trình, được sự ủng hộ và đồng thuận rất cao của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm tại xã giảm từ 5-7%, ông Cao Thanh Hoài thông tin.

Bên cạnh các chương trình hỗ trợ sinh kế, những năm qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại huyện Ea Súp cũng được chú trọng. Năm 2024, UBND huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tổ chức 24 phiên giao dịch việc làm lưu động tại các xã, thị trấn, với hơn 3.623 người tham gia. Qua đó, đưa nhiều người lao động đi làm việc ở Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan (Trung Quốc) và các thị trường khác.

Bà Hoàng Thị Kiều Oanh, Phó Trưởng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Ea Súp cho biết, số người đi lao động ở nước ngoài tại địa phương tăng dần theo từng năm. Đời sống người dân nhờ đó được cải thiện rõ rệt. Nguồn vốn có được sau quá trình lao động tại nước ngoài sẽ được người dân đầu tư vào các hoạt động kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Đây là một trong những kênh góp phần hỗ trợ an sinh xã hội và công tác giảm nghèo trên địa bàn.

* Hiệu quả từ sự đồng thuận và quyết tâm

Công tác giảm nghèo bền vững đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo trở thành nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên. Bên cạnh thực hiện chính sách giảm nghèo, các chương trình, dự án khác cũng được lồng ghép để hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội như: nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội; các chính sách dạy nghề, khuyến nông, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, cận nghèo.

Nhờ các chương trình hỗ trợ, đời sống người dân tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk được cải thiện. 
Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Theo Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội huyện Ea Súp Bùi Văn Trung, năm 2024, tổng dư nợ cho đối tượng hộ nghèo vay vốn trên toàn huyện là gần 300 tỷ đồng. Thời gian qua, Ngân hàng đã nỗ lực đáp ứng nhu cầu của người dân toàn huyện, không để hộ nghèo bị thiếu vốn sản xuất. Sau khi cho vay vốn, Ngân hàng phối hợp các hội, đoàn thể, thành viên ban đại diện kiểm tra các đối tượng. Hầu hết các hộ nghèo vay vốn làm ăn đều sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp cho biết, trước đây tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Ea Súp rất cao, trên 60%. Qua 3 năm triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn 42%. Để công tác giảm nghèo phát huy bền vững, UBND huyện đã triển khai đồng bộ 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời, triển khai nhiều dự án về hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số...; chú trọng việc tạo sinh kế cho người dân nghèo. Huyện đã phê duyệt 36 dự án chăn nuôi bò sinh sản, 56 mô hình sinh kế phát triển đa dạng hóa cộng đồng... Qua đó, giúp người nghèo có thu nhập, giải quyết việc làm, tạo động lực vươn lên thoát nghèo.

Chính quyền địa phương thăm hỏi gia đình anh Tăng Văn Thu, tại thôn 14, xã Ea Lê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk có vợ đi lao động thời vụ tại Hàn Quốc. 
Ảnh: Nguyên Dung – TTXVN

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tuấn, quá trình triển khai công tác giảm nghèo tại địa phương vẫn còn gặp khó khăn do các văn bản chồng chéo nội dung, hạn mức đất ở, đất sản xuất chưa cụ thể... Thời gian tới, huyện Ea Súp sẽ tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí thoát nghèo của người dân; đồng thời, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững.

Thành công bước đầu trong công tác giảm nghèo tại Ea Súp có được là nhờ sự đồng lòng từ các cấp chính quyền, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân. Các chương trình đã tạo ra nền tảng kinh tế vững chắc, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống./.

Tin liên quan

Đưa các nghị quyết giảm nghèo vào cuộc sống

Những Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình ban hành thời gian qua thực sự đã đi vào cuộc sống, được cán bộ, đảng viên, người dân đánh giá cao bởi tính kịp thời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thiết thực đảm bảo an sinh xã hội.

Mô hình mới giúp đồng bào Mạ thoát nghèo

Thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), ngành chức năng của huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông hỗ trợ các xã phát triển nhiều mô hình trồng dâu, nuôi tằm.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam lần đầu đăng cai Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn

Từ ngày 9-11/12/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism) lần đầu tiên đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn tại Hội An, Quảng Nam. Đây là lần đầu tiên UN Tourism tổ chức một hội nghị toàn cầu về du lịch nông thôn, với sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự kiện cũng đánh dấu cột mốc đầu tiên Việt Nam đăng cai một hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn, là cơ hội để ngành du lịch Việt Nam quảng bá hình ảnh, thương hiệu và tiềm năng, thế mạnh của du lịch nông thôn Việt Nam.

Đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối: Kỳ tích trong đầu tư xây dựng hạ tầng

Ngày 8/12/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết công tác đầu tư xây dựng các dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình) đến Phố Nối (tỉnh Hưng Yên) (Dự án ĐZ 500kV mạch 3). Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Dự án ĐZ 500kV mạch 3 được EVN giao Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, có tổng chiều dài 519km, 1.177 vị trí cột, đi qua 211 xã/phường của 43 huyện thuộc 9 tỉnh, với tổng mức đầu tư hơn 22.300 tỷ đồng. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự quan tâm, ủng hộ của các Bộ, ngành, địa phương và người dân, EVN/EVNNPT đã hoàn thành đóng điện các Dự án ĐZ 500kV mạch 3 sau hơn 6 tháng thi công, thay vì 3-4 năm như thông thường, lập nên “kỳ tích” trong đầu tư xây dựng hạ tầng. Dự án ĐZ 500kV mạch 3 là dự án trọng điểm, cấp bách, có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao sự ổn định vận hành hệ thống điện, tăng cường cung cấp điện cho miền Bắc năm 2024 và các năm tiếp theo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống 22/12/1944 và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Quốc phòng

Chiều tối 12/12, nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Học viện Quốc phòng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, mong muốn và tin tưởng, đến năm 2030, Học viện Quốc phòng là tâm huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự tầm cỡ của khu vực và đến năm 2045 có tiếng trên thế giới, xứng tầm với Quân đội Việt Nam Anh hùng, dân tộc Việt Nam Anh hùng.

Xuất khẩu cà phê lần đầu có thể vượt 5 tỷ USD

Việt Nam hiện là nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới với khoảng 97% sản lượng là cà phê Robusta, phần còn lại bao gồm cà phê Arabica và các giống đặc sản khác. Mặc dù lượng tiêu thụ cà phê trong nước đang tăng, nhưng xuất khẩu vẫn là nguồn thu nhập chính cho ngành sản xuất cà phê Việt Nam.

Dự báo quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới

Ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ 2 với nhiều ẩn số trong chính sách thương mại toàn cầu đang đặt các đối tác vào tình thế “dè chừng”. Việt Nam với vai trò là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ sẽ chịu tác động như thế nào là vấn đề được nhiều chuyên gia và doanh nghiệp quan tâm thảo luận thời gian gần đây.