Đưa các nghị quyết giảm nghèo vào cuộc sống
Những Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình ban hành thời gian qua thực sự đã đi vào cuộc sống, được cán bộ, đảng viên, người dân đánh giá cao bởi tính kịp thời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thiết thực đảm bảo an sinh xã hội.
Nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã được xây mới, sửa chữa nhà ở khang trang, kiên cố theo Nghị quyết 43 của HĐND tỉnh Ninh Bình.
 Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Thời gian qua, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã được hỗ trợ xây, sửa chữa nhà ở, nâng cao mức sống, giúp họ an cư, vươn lên trong cuộc sống. Điều này cho thấy, các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân. Nhiều nghị quyết đã thực sự được đưa vào cuộc sống, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

* Thực tiễn hóa Nghị quyết

Là một trong những đối tượng được hỗ trợ xây dựng nhà theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 của HĐND tỉnh ban hành Quy định chính sách hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2023-2025, bà Quách Thị Thảo, xã Phú Lộc, huyện Nho Quan tràn đầy niềm vui, hạnh phúc khi mơ ước có được ngôi nhà mới đã trở thành hiện thực. Nhờ kinh phí 100 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và các tổ chức, đoàn thể ở thôn và anh em họ hàng, bà Thảo đã mạnh dạn khởi công ngôi nhà mới. Sau hơn hai tháng xây dựng, ngôi nhà đã được hoàn thành trên diện tích hơn 30m2.

Bà Thảo chia sẻ, là hộ nghèo, đơn thân, bà không có điều kiện để xây nhà mới nên gần 40 năm phải sống trong ngôi nhà đã mối mọt, dột nát, xuống cấp từ lâu. Đây cũng là động lực để bà cố gắng vươn lên trong cuộc sống.

Gia đình bà Quách Thị Thảo, xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Nghị quyết 43 của HĐND tỉnh Ninh Bình. 
Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Nho Quan là một trong những huyện có nhiều hộ nghèo được nhận hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở theo Nghị quyết 43 của HĐND tỉnh Ninh Bình. Nhờ cách làm thận trọng, khoa học, nên quá trình đưa Nghị quyết 43 vào cuộc sống, huyện đã triển khai đảm bảo dân chủ, công bằng, đúng đối tượng. Trong năm 2023, trên địa bàn huyện đã có 152 hộ gia đình thuộc hộ nghèo, có khó khăn về nhà ở được hỗ trợ, trong đó xây mới 109 hộ, sửa chữa 43 hộ. Theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, trong năm 2024, huyện tiếp tục có 152 hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở, trong đó 116 hộ xây mới, 36 hộ sửa chữa. Đây chính là kết quả sau hơn 2 năm, Nho Quan thực hiện Nghị quyết số 43 của HĐND tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Nam, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nho Quan cho biết, việc triển khai Nghị quyết 43 của HĐND tỉnh đã góp phần quan trọng giúp huyện thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và nâng cao đời sống của nhân dân. Qua đó, khẳng định chủ trương đúng, trúng và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Nghị quyết 43.

Ngôi nhà của bà Hoàng Thị Hảo, xã Lạng Phong, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình được xây mới nhờ chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.
 Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Tỉnh Ninh Bình hiện có 921 hộ nghèo được phê duyệt danh sách hỗ trợ xây mới và sửa chữa với tổng kinh phí 78,6 tỷ đồng; trong đó, 815 căn đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Như vậy, chính sách hỗ trợ về nhà ở đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo có nhà ở an toàn, ổn định hơn trong cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội.

Thời gian tới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục bám sát Nghị quyết số 43, đề xuất bổ sung, mở rộng thêm một số nhóm đối tượng để tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành; đồng thời, thường xuyên hướng dẫn các địa phương thực hiện. Đặc biệt, Sở tiếp tục huy động sự chung tay của cộng đồng trong việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, để việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là điểm tựa, đòn bẩy giúp hộ nghèo an cư, tạo động lực cho họ tự vươn lên thoát nghèo bền vững.

* Nâng cao mức sống cho người có công

Ông Nguyễn Hữu Tình, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn là người có công với cách mạng, thuộc diện hộ nghèo, không được hưởng các loại trợ cấp hằng tháng. Từ khi Nghị quyết 23/2020/NQ-HĐND, ngày 27/5/2020 của HĐND tỉnh Ninh Bình quy định chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh được ban hành, cả ông và vợ đều được nhận được mức hỗ trợ 1,6 triệu đồng/người/tháng. Ông Tình chia sẻ, nhờ số tiền được trợ cấp hằng tháng của tỉnh đúng, đủ theo quy định mà 2 ông bà vơi bớt khó khăn, cải thiện đời sống và có tiền trang trải thuốc thang.

Thời điểm cuối năm 2019, tỉnh Ninh Bình còn 217 hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng với 342 khẩu. Đa số đều là hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và không thể tác động bằng chính sách ưu đãi của Nhà nước để thoát nghèo. Trước thực trạng đó, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết 23 quy định chính sách hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ hằng tháng cao hơn mức chuẩn nghèo hiện hành 100.000 đồng/người/tháng. Theo đó, giai đoạn từ 2019-2021, mức hỗ trợ ở khu vực nông thôn là 800.000 đồng/người/tháng, khu vực thành thị là 1 triệu đồng/người/tháng; từ năm 2022 đến nay, mức hỗ trợ lần lượt là 1,6 triệu đồng/người/tháng và 2,1 triệu đồng/người/tháng.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Kim Sơn cho biết, chính sách hỗ trợ các đối tượng hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng được cộng đồng dân cư đồng lòng hưởng ứng. Đặc biệt, các đối tượng hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng được thụ hưởng chính sách rất vui mừng và phấn khởi. Nghị quyết ra đời góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng, đảm bảo 100% hộ gia đình có thành viên là người có công với cách mạng có được mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình đã hỗ trợ cho 1.397 lượt hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp hằng tháng với tổng kinh phí gần 26,4 tỷ đồng. Qua đó, góp phần giúp các hộ được tiếp cận đầy đủ chính sách, mở ra cơ hội cho người nghèo có vốn sản xuất, có việc làm để tăng thu nhập, từng bước cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đã được xây mới, sửa chữa nhà ở khang trang, kiên cố theo Nghị quyết 43 của HĐND tỉnh Ninh Bình. 
Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Thời gian qua, việc tham mưu, ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ cho đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn tại địa phương. Các chính sách đặc thù đáp ứng được mong mỏi của người dân, tạo được phong trào tương thân, tương ái, huy động được sự đóng góp của nhân dân và các nguồn lực khác nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và an sinh xã hội bền vững, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình Lâm Xuân Phương đánh giá, những Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Bình ban hành thời gian qua thực sự đã đi vào cuộc sống, được cán bộ, đảng viên, người dân đánh giá cao bởi tính kịp thời, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần thiết thực đảm bảo an sinh xã hội. Đây cũng là động lực để người nghèo yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh./.

Tin liên quan

Tạo phong trào, ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; đồng thời nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định cho thành công củaphong trào này.

Tin cùng chuyên mục

Lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hoà Peru

Theo đặc phái viên TTXVN, vào lúc 15 giờ ngày 13/11 (theo giờ địa phương),Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì lễ đón trọng thể Chủ tịchnước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hoà Peru tại Phủ Tổng thống Casa de Pizarro ở thủ đô Lima.

15 năm ngành công thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Bộ Công Thương ngày 12/11/2024 tổ chức Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Được triển khai từ năm 2009 theo thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động) đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.  

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu năm 2025

Chiều 12/11/2024, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tỷ lệ tán thành cao. Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 424 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 88,52%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2025.  

Tỉnh Long An xúc tiến đầu tư và thương mại tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư và thương mại tại châu Âu, ngày 13/11 tại thủ đô Paris đã diễn ra buổi Tọa đàm Thương mại Đầu tư Việt Nam - Pháp, với sự tham dự của ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Long An, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng, ông Christophe Bellanger - Phó Chủ tịch phụ trách quốc tế Phòng Công nghiệp và Thương mại vùng Paris Ile-de-France (CCI Paris Ile-de-France), cùng đông đảo khách mời.

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế (phần 3 và hết)

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế (phần 2)

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế (phần 1)

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập trung bình: Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, huy động, khơi thông mọi nguồn lực bên trong, bên ngoài, nguồn lực trong dân, phát triển khoa học và công nghệ đồng bộ, thông suốt, tất cả vì sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội của đất nước và phát triển nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân; đồng bộ và đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội là ưu tiên cao nhất. Tập trung xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là xây dựng con người xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa mà Cương lĩnh của Đảng đã xác định (dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý, Đảng Cộng sản lãnh đạo)...