Na thu hoạch được chuyển từ trên núi cao xuống đất bằng hệ thống tời và ròng rọc. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN
Những vườn na ở Lạng Sơn được trồng chủ yếu tại khu vực núi đá Lũng Than, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. Ảnh: Hoàng Hùng – TTXVN
Na trồng trên núi sau khi thu hái được cho vào từng sọt to rồi được chuyển xuống núi bằng hệ thống tời và ròng rọc. Ảnh: Hoàng Hùng - TTXVN
Chợ na ở thị trấn Đồng Bành, huyện Chi Lăng. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Thu hoạch na tại hộ nông dân Trương Văn Duyên (dân tộc Nùng) ở thôn Lũng Thân, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Na Chi Lăng được đóng gói bảo quản vào thùng xốp sau khi thu hái tập trung để gửi đến các nơi tiêu thụ. Ảnh: Quang Duy - TTXVN
Dán tem truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng cho sản phẩm na Chi Lăng ở hộ nông dân Hoàng Văn Chức (thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Đóng gói sản phẩm na ở khu chợ tập trung tại huyện Chi Lăng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Dán tem truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng cho sản phẩm na Chi Lăng ở hộ nông dân Hoàng Văn Chức (thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Hiện nay tỉnh Lạng Sơn có 2 mã vùng trồng na đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được cấp mã số vùng trồng ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Chi Lăng phát triển cây na đặc sản
Đầu tháng 8 đến hết tháng 9 hàng năm là thời điểm chính vụ thu hoạch na tại Lạng Sơn. Na Chi Lăng (Lạng Sơn) có hai loại na dai và na bở; vỏ mỏng, màu xanh nhạt, kẽ mắt trắng hồng nhưng khác với những quả na các vùng khác vì cùi dày, ít hạt, vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng. Người dân trồng na ở Chi Lăng hiện đã trồng và sản xuất theo đúng quy trình VietGAP và GlobalGAP, nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm sạch, có uy tín trên thị trường. Ảnh: TTXVN