Đội tàu đánh bắt thuỷ sản của các xã vùng biển bãi ngang (Quảng Trị) trên đường về bến cá Cửa Việt, sau một đêm đánh bắt trên biển. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Bà con ngư dân xã Gio Việt, huyện Gio Linh chế biến cá duội để xuất khẩu. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Vận chuyển cá từ tàu đến các điểm tiêu thụ sau chuyến đánh bắt xa bờ tại Phú Yên. Ảnh: Thế Lập - TTXVN
Các tàu cá cập cảng Đông Hải (thành phố Phan Rang ). Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
Du khách vui mừng vì được chào đón nồng nhiệt ngay khi xuống tàu (Đà Nẵng). Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Du khách tham quan Đà Nẵng bằng tàu biển. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Xã Tân Hiệp nằm trên đảo Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) hiện có hơn 1.549 ha diện tích tự nhiên là đảo (chiếm tỷ lệ 100%); với 594 hộ, 2.284 nhân khẩu sinh sống, nghề chính của người dân là đánh bắt hải sản trên biển. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Thành phố Đà Nẵng với những bãi biển hấp dẫn du khách. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN
Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh: An Đăng - TTXVN
Hệ thống cột phong điện tại huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Làng chài Hòn Thơm, Phú Quốc. Ảnh: Dương Giang-TTXVN
Du khách tham quan dưới đáy biển ngắm san hô tại vùng biển Phú Quốc. Ảnh: TTXVN phát
Mô hình nuôi hải sản trong lồng bè tại Ninh Thuận. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Mô hình nuôi các thủy hải sản tại Huyện đảo Cát Hải (Hải Phòng). Ảnh: Thế Duyệt – TTXVN
Việt Nam phát triển tiềm năng và lợi thế tài nguyên biển và hải đảo
Với trên 3.260 km đường bờ biển và trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo, có thể phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thuỷ sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tầu, du lịch.... Ảnh: TTXVN