Chính quyền địa phương 2 cấp: Khánh Hòa vận hành bộ máy thông suốt
Sau hơn 1 tuần vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp, ghi nhận tại các xã, phường của tỉnh Khánh Hòa, các hoạt động của cả hệ thống chính trị đều thông suốt.
Người dân ở phường Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đến làm thủ tục hồ sơ được hướng Đội hình thanh niên tình nguyện hướng dẫn.
Ảnh: Phan Sáu - TTXVN 

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng lòng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền “tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả”.

Phục vụ tốt cho nhân dân

Ở tuổi 72, ông Phạm Văn Lắng, trú tại phường Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vẫn đến trụ sở Trung tâm dịch vụ công trực tuyến của phường để làm hồ sơ đăng ký đất đai, gắn liền với đất. Ở đây, ông được đón tiếp và hướng dẫn lấy số, nộp hồ sơ, chờ đến lượt để được giải quyết. Ông Lắng cho biết, ở tuổi của ông việc điền tên tuổi vào hồ sơ đã khó, chưa nói đến phải sử dụng máy vi tính để nộp hồ sơ. “Nhờ có các cháu thanh niên mà hồ sơ của tôi cũng làm được nhanh hơn, cũng không phải ảnh hưởng những người khác xếp hàng phía sau”.

Ông Phạm Văn Lắng, trú tại phường Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa được Đội hình thanh niên tình nguyện của phường hướng dẫn thủ tục tại Trung tâm hành chính công.
Ảnh: Phan sáu - TTXVN 

Anh Lý Ngọc Hùng, Bí thư Đoàn phường Cam Ranh, tham gia hướng dẫn người dân sử dụng phần mềm VneID, cho biết: Đội tình nguyện hỗ trợ chính quyền 2 cấp trên địa bàn đều là những thanh niên ưu tú, có khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn và thông thạo về công nghệ thông tin. Mỗi việc làm của các bạn thanh niên, thể hiện tinh thần, trách nhiệm của tuổi trẻ xung kích, tình nguyện vì cộng đồng trong giai đoạn mới vận hành chính quyền địa phương theo mô hình mới.

Còn tại phường Hòa Thắng, anh Huỳnh Dương Ngọc Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường chia sẻ thêm, từ những ngày đầu vận hành chính quyền hai cấp đã có đội thanh niên hỗ trợ dịch vụ hành chính công trực. Với tinh thần, trách nhiệm, các bạn đoàn viên, thanh niên đã hướng dẫn người dân tra cứu, bấm số, đăng ký và nộp hồ sơ trực tuyến; Hỗ trợ cài đặt, cập nhật ứng dụng VNeID...; phối hợp với cán bộ Trung tâm hành chính công của phường giải đáp thắc mắc liên quan đến quy trình giải quyết thủ tục hành chính.

Anh Tuấn cho rằng công tác hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến đến nay chưa gặp khó khăn. Tuy nhiên, các bạn trẻ cần phải học tập, trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa để hoàn thiện, phục vụ tốt cho nhân dân.

Cán bộ luân chuyển an tâm làm nhiệm vụ

Vốn từ lâu đã làm việc ở cơ sở, anh Trần Anh Tuấn - Bí thư xã Vạn Ninh, trước khi sáp nhập tỉnh đã giữ chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn Khánh Hòa (cũ), nay được phân công về cơ sở công tác. Cùng với sức trẻ, kiến thức, trình độ, anh Trần Anh Tuấn mang theo hoài bão lớn, địa phương nơi anh đến làm việc có vị trí đặc biệt, trong tương lai sẽ là một phần của đô thị du lịch biển cao cấp, cũng như nằm trong Khu kinh tế Vân Phong theo định hướng từ Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ chính trị về phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Do đó, việc luân chuyển này không chỉ là nhiệm vụ tổ chức giao phó mà còn là niềm tin của Đảng và nhân dân dành cho anh.

“Ban Chấp hành xã Vạn Ninh xác định giai đoạn này là giai đoạn then chốt, cần phải tăng cường năng lực điều hành, đảm bảo chính quyền vận hành hiệu quả, thông suốt; thực hiện các nhiệm vụ gắn kết giữa Đảng – chính quyền – nhân dân bằng các mô hình tiếp dân, đối thoại định kỳ, gắn chặt và bám sát các mục tiêu phát triển kinh tế của xã Vạn Ninh theo đúng định hướng mà Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đặt ra: Đẩy mạnh đầu tư, phát triển Thương mại - Dịch vụ - Du lịch hướng tới mục tiêu xây dựng xã Vạn Ninh trở thành phường thuộc tỉnh Khánh Hòa vào năm 2030; triển khai khu công nghiệp Vạn Lương diện tích hơn 200 ha. Trước tiên, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và phản ánh kiến nghị của người dân. Từ đó, tăng cường đối thoại với người dân và các tổ chức đoàn thể, xây dựng niềm tin và đồng thuận xã hội.

“Tôi luôn tâm niệm, làm cán bộ là không thể xa dân, càng không thể để dân thiếu niềm tin. Với mô hình chính quyền hai cấp, việc đồng hành và hỗ trợ người dân, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi, là điều bắt buộc. Chúng tôi quyết tâm, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh, nhất là trong đất đai, an sinh xã hội, hạ tầng đô thị”, anh Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Ông Trần Văn Linh, chuyên viên Công nghệ thông tin, chuyển đổi số, là cán bộ từ Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Thuận cũ, chuyển đến làm việc ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa mới, cho biết, hiện tại, các hoạt động chăm lo về vấn đề ăn, ở, đi lại thăm gia đình của ông đã ổn định. Xác định chính quyền 2 cấp, công tác quản lý giáo dục ở xã, phường sẽ nhiều việc hơn nên ông Linh đã nhanh chóng bắt tay vào triển khai công việc, tìm hiểu và triển khai các phần mềm trong ngành giáo dục đến với cán bộ, giáo viên, với mục tiêu tất cả vì sự phát triển chuyển đổi số của ngành giáo dục.

“Tôi biết, với mỗi giáo viên lâu nay khi tiếp cận mảng chuyển đổi số sẽ có những hạn chế nhất định. Hơn hết, sau khi sáp nhập giữa Khánh Hòa và Ninh Thuận cũ, khoảng cách địa lý sẽ xa hơn; cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương và giáo viên giảng dạy rất cần các thông tin từ sở đưa về. Chính vì vậy chuyển đổi số trong giáo dục rất quan trọng. Trong thời gian tới, căn cứ vào bức tranh toàn cảnh của chuyển đổi số của tỉnh Khánh Hòa mới, tôi sẽ có những tham mưu, đề xuất lên lãnh đạo về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, dạy và học”, ông Trần Văn Linh chia sẻ.

Đối với chính quyền 2 cấp, tại cấp phường, xã có 3 hệ thống thông tin giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân và báo cáo bao gồm dịch vụ công trực tuyến, hệ thống hội họp từ tỉnh đến xã, phường và hệ thống E- office. Riêng hệ thống dịch vụ công trực tuyến, thời gian vừa qua, các bộ, ngành Trung ương phân cấp thêm quyền xử lý thủ tục hành chính về cho thẩm quyền xã, phường. Do đó, sẽ có nhiều thủ tục khi chưa phát sinh, cán bộ cơ sở chưa kịp nắm bắt. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được hướng dẫn, hỗ trợ giải quyết bằng các buổi hướng dẫn giải đáp trực tuyến từ các sở, ngành trong tuần.

“Nhìn chung, hệ thống công nghệ thông tin và hướng dẫn sử dụng từ sở xuống đơn vị, địa phương thực hiện đáp ứng cho nhu cầu vận hành bộ máy chính quyền 2 cấp thông suốt. Sau khi sáp nhập tất cả các cán bộ đều phải sử dụng hệ thống E- office để giải quyết công việc. Mặc dù có nhiều cán bộ lần đầu tiên sử dụng, nhưng đã được khắc phục khó khăn bước đầu. Trong thời gian tới, sở với vai trò của mình sẽ có những hướng dẫn tốt hơn, hiệu quả hơn cách sử dụng các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục cho người dân”, ông Phạm Quốc Hoàn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Khánh Hòa cho hay./.


Tin liên quan

Dấu son 2 cấp

Ngày 1/7/2025 ghi dấu thời khắc thiêng liêng và trọng đại của dân tộc khi cả nước đồng loạt vận hành chính thức bộ máy chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố. Quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, hướng tới hoàn thiện một nền hành chính quản trị hiện đại, kiến tạo, gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ, để mọi lợi ích thuộc về nhân dân.

Đổi mới tổ chức, tăng cường giám sát khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ tư, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chủ trì Hội nghị.

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền địa phương 2 cấp: Sự lựa chọn tất yếu, đột phá vì tương lai thịnh vượng và phát triển của Việt Nam

Từ ngày 1/7, Việt Nam bắt đầu triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn quốc, gồm cấp tỉnh và cấp xã. Đây là một dấu mốc quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Phóng viên TTXVN tại Seoul đã phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội giao lưu kinh tế văn hóa Hàn – Việt (KOVECA) Kwon Sung Taek về chủ đề này.

Việt Nam đề xuất 3 định hướng trọng tâm cho ASEAN

Trong khuôn khổ các hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58), ngày 9/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự lễ khai mạc và phiên họp toàn thể AMM-58 tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia.

"Quốc hội ta vĩ đại thật"

Cách đây 65 năm, ngày 10/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Quốc hội ta vĩ đại thật", ký bút danh T.L., đăng báo Nhân dân, số 2304. Bài viết nêu lên ý nghĩa trọng đại của sự ra đời Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, những đóng góp to lớn, những quyết định lịch sử đến vận mệnh đất nước của Quốc hội: “… Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Quốc hội khoá I - đã được toàn dân bầu ra. Những việc quan trọng nhất Quốc hội đã làm là: tuyên bố kháng chiến cứu nước, thông qua Luật Cải cách ruộng đất, thông qua Hiến pháp mới…”.

Đồng loạt giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 9/7, kết luận Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo) trực tuyến với 19 địa phương có dự án đường sắt đi qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo đồng loạt triển khai và hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.

Đổi mới tổ chức, tăng cường giám sát khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ tư, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chủ trì Hội nghị.

Hà Nội cam kết thời hạn xử lý nhiều dự án chậm tiến độ

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 9/7, HĐND thành phố đã tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn về các vấn đề cử tri, đại biểu quan tâm. Trong đó, các dự án chậm tiến độ, đã chất vấn nhiều lần, tại Kỳ họp thứ 20 được cam kết sẽ hoàn thành vào năm 2025 là vấn đề nóng tại phiên tái chất vấn sáng 9/7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil - Nỗ lực hoàn hảo nhất có thể

Trọn vẹn 3 ngày tại Rio de Janeiro (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính có lịch trình làm việc dày đặc, với gần 40 hoạt động bao gồm các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị BRICS, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, cũng như các hoạt động song phương với Brazil. Chuyến công tác đã để lại dấu ấn rõ nét và kết quả thực chất.