Chuyên gia Canada đánh giá cao nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ giảm được tham nhũng, trong khi môi trường kinh doanh được cải thiện và nâng cao tính minh bạch.

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, tạp chí Ottawa Life mới đây đã đăng bài viết của Giám đốc Hội đồng thương mại Canada-Việt Nam Julie Nguyen và Giáo sư kinh doanh Luis Silva tại Trường Centennial College ở Toronto, trong đó cho rằng những nỗ lực chống tham nhũng của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bài viết nhấn mạnh những năm gần đây, công cuộc chống tham nhũng của Việt Nam tiếp tục được duy trì, đánh dấu bằng những vụ án cấp cao được đưa lên mặt báo, cho thấy rõ những cam kết của chính phủ về tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Xếp hạng của Việt Nam trong Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) do Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố đã tăng 10 điểm trong giai đoạn 2013-2023 lên thứ 83/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

  Bài viết đánh giá, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong nỗ lực chống tham nhũng kể từ năm 2016. Chiến dịch “đốt lò” đã chứng kiến việc cách chức, bãi nhiệm hàng loạt quan chức, trong đó có cả những lãnh đạo cấp cao nhất, phát tín hiệu bài trừ tận gốc nạn tham nhũng ở các cấp. Tham nhũng trong kinh doanh, đặc biệt là trong ngân hàng và bất động sản, cũng là mục tiêu. Một trong những ví dụ điển hình trong nỗ lực của chính phủ trấn áp các hành vi bất hợp pháp là vụ án Trương Mỹ Lan, người đứng đầu một công ty bất động sản lớn, đã bị kết án tử hình vì liên quan đến vụ lừa đảo tài chính trị giá 12,5 tỷ USD. Mặc dù các biện pháp chống tham nhũng này có thể làm gián đoạn một số dự án và chuỗi cung ứng, nhưng cũng đã góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, như được phản ánh trong đánh giá của tổ chức TI.

  Theo bài viết, chiến dịch “đốt lò” nhằm nâng cao tính minh bạch và quản trị, mang tới những cải thiện đáng kể trong việc giảm tham nhũng. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ giảm được tham nhũng, trong khi môi trường kinh doanh được cải thiện và nâng cao tính minh bạch.

Các chuyên gia đánh giá Việt Nam đang mang đến những cơ hội đầu tư đầy hứa hẹn. Môi trường chính trị ổn định, vị trí chiến lược và nền kinh tế đang phát triển thu hút các nhà đầu tư có tổ chức. Mặc dù các nhà đầu tư phải đối mặt một bất cập về cơ sở hạ tầng, pháp lý nhưng Việt Nam đang tiếp tục cải cách, và các chính sách thân thiện với đầu tư đang mang lại sự lạc quan cho các nhà đầu tư.

  Bài viết nhận định, các nhà đầu tư Canada sẽ được hưởng lợi từ việc hợp tác tích cực với Việt Nam. Thương mại song phương Canada-Việt Nam đã tăng vọt, hơn 10 tỷ USD năm 2023. Là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cả hai nước đều thể hiện mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế. Các doanh nghiệp Canada nên tận dụng quỹ đạo tăng trưởng và vị trí chiến lược của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Chính phủ Canada.

  Trong bối cảnh địa chính trị nhiều biến động, Việt Nam vẫn kiên định chính sách đối ngoại, cân bằng quan hệ với các nước lớn và tăng cường quan hệ với các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đối với Canada, việc tăng cường hợp tác với Việt Nam được đánh giá là phù hợp với Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời mang lại cơ hội hợp tác kinh tế và ảnh hưởng trong khu vực./.

Hà Linh

Tin cùng chuyên mục

Cần thiết xây dựng chính sách, pháp luật về AI

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) về vấn đề này.

Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời với Việt Nam

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày 19/6, hãng Thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) và một số cơ quan báo chí truyền thông sở tại như FRESH News, AMS đồng loạt đăng tải bài viết của Tiến sĩ Kin Phea, Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), trong đó phân tích và đề cao việc tuân thủ nguyên tắc láng giềng tốt đẹp và mối quan hệ truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời Việt Nam-Campuchia.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+

Từ ngày 16-19/6 tại Vladivostok, Liên bang Nga, trong khuôn khổ chương trình năm Nga làm Chủ tịch BRICS 2024, đảng Nước Nga Thống nhất đã tổ chức Diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+ với chủ đề “Đa số toàn cầu vì một thế giới đa cực” và Hội nghị bàn tròn bên lề diễn đàn này với chủ đề “Vai trò của các lực lượng chính trị có trách nhiệm của Nga và các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc bảo đảm an ninh tài chính - kinh tế của các quốc gia có chủ quyền”. Tham dự diễn đàn có khoảng 150 đại biểu đến từ 32 nước và các chính đảng.

Đằng sau 'cây kim trong bọc'

Vừa bị mất số tiền lớn vào tay tội phạm, vừa bị mất chức, đó là một câu chuyện “bi hài” mới xảy ra ở Đồng Nai. Qua đây, vấn đề kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên và xử lý tài sản bất minh một lần nữa lại được xới lên.

Lan tỏa dòng tiền đến doanh nghiệp

Nhu cầu hấp thụ vốn trong nền kinh tế vẫn còn tương đối yếu, do đó Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều giải pháp kích thích nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Từ đó, lan tỏa dòng tiền đến người dân, doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đại sứ Đặng Minh Khôi: Quan hệ Việt Nam - LB Nga tiếp nối xứng đáng truyền thống tốt đẹp

Quan hệ Việt Nam - LB Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp nối xứng đáng truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Nhìn lại hơn hai thập kỷ qua, hai nước có thể tự hào về những thành tựu đã đạt được khi quan hệ ngày càng phát triển toàn diện, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu