Chuyên gia Đại học Quốc gia Singapore: Việt Nam kế thừa và phát huy những di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore về sự tiếp nối trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương, công tác tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng sự kế thừa di sản của cố Tổng Bí thư được thể hiện rất rõ ràng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương đã nêu ra 4 điểm mà ban lãnh đạo Việt Nam với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đứng đầu tiếp tục kế thừa di sản của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, đó là tiếp tục thực hiện các mục tiêu nêu ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; kiên định lập trường, quan điểm và thực hành "dân là gốc"; tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng; nhấn mạnh nâng cao hiệu năng của bộ máy quản lý nhà nước và Đảng là rất quan trọng; theo đuổi chính sách“ngoại giao cây tre”, kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Đề cập đến 5 ưu tiên trong chính sách đối ngoại Việt Nam thời gian tới mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương cho rằng các chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua cũng như thời gian tới giúp củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo ông, Việt Nam có những điểm rất đặc sắc mà thế giới phải học hỏi, đó là làm bạn với tất cả các nước, biến những cái gọi là hiềm khích, tiềm tàng trở thành sự hiểu biết chân thành lẫn nhau để xây dựng tương lai. Theo Tiến sĩ Vũ Minh Khương, với ý thức trách nhiệm rất cao, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát huy tầm nhìn cũng như tư duy của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong củng cố vị thế của Việt Nam, không chỉ đem lại lợi ích cho Việt Nam và khu vực mà còn cho cả toàn cầu.

Về mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương nhận định dù có những biến động khó khăn, Việt Nam đã thực hiện rất quyết liệt, đặc biệt trong mở rộng và nâng cấp hệ thống đường cao tốc, hạ tầng cơ sở. Ông nhận định Việt Nam triển khai xây dựng hệ thống đường cao tốc vượt khá nhanh so với các nước, hay việc triển khai thu phí tự động, thúc đẩy chuyển đổi số cũng nhanh chóng, hiệu quả. Theo chuyên gia này, có 3 động lực chiến lược của Việt Nam trong phát triển sẽ được triển khai rất mạnh mẽ trong thời gian tới, đó là cải cách thể chế, nâng cấp hạ tầng cơ sở và thu hút nhân tài.

Về bài viết "Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Minh Khương đánh giá bài viết rất hay và ngắn gọn, đề cập đến vấn đề quan trọng là thể chế, thiết chế cũng như nắm bắt cơ hội thời đại. Ông cho rằng đó cũng là sự kế thừa tư duy của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tiến sĩ Vũ Minh Khương tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam đang có hướng đi tốt, chiến lược rất rõ ràng để đưa đất nước đi tới phồn vinh trong hai thập kỷ tới./.

Đỗ Vân - Tất Đạt - Lê Dương

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm họp Tiểu ban Nhân sự

Ngày 21/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Tiểu ban. Tham dự Phiên họp có các thành viên Tiểu ban, gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.

Tin tức TV: Tháo rào cản giải ngân vốn nhà ở xã hội

Thực hiện Nghị quyết số 33 của Chính phủ, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang triển khai gói 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà các dự án nhà ở xã hội (NOXH), nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn từ 1,5 - 2%. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai, gói tín dụng mới giải ngân được khoảng 1%.

Đặc sắc không gian văn hóa Việt tại Slovakia

Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, sự kiện Ngày Việt Nam tại Slovakia lần thứ 3 đã thu hút hơn 10.000 lượt người tham quan, trong đó phần lớn là người dân sở tại. Đây là sự kiện quy mô lớn nhất từ trước tới nay do Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia cùng cộng đồng người Việt Nam tổ chức.

Đối thoại chính sách nông nghiệp: Cơ hội lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản

Ngày 20/8, tại Tokyo, Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội nghị “Đối thoại Chính sách thương mại và đầu tư nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản”.

Mở ra chương mới trong quan hệ Trung Quốc-Việt Nam

Chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là chuyến thăm lịch sử kế thừa quá khứ và mở ra một chương mới trong quan hệ song phương, tạo thêm động lực cho quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc-Việt Nam và thúc đẩy cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược đi vào chiều sâu và thực chất.

Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân

Hưởng ứng lời kêu gọi “Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 730/QĐ-TTg về việc lấy ngày 2 tháng 7 hằng năm là Ngày Vệ sinh yêu nước. Phong trào Vệ sinh yêu nước với mục đích nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân, đồng thời kêu gọi toàn dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh và cải thiện sức khỏe. Những năm qua phong trào đã đạt được nhiều kết quả quan trọng đáng khích lệ. Thói quen, hành vi về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của cộng đồng đã có sự thay đổi cơ bản. Công tác đảm bảo nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, vệ sinh trong cơ sở y tế, cơ sở giáo dục đã từng bước được cải thiện. Các kết quả này đã góp phần giảm đáng kể các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở nước ta…