Chuyên gia tại Singapore đánh giá tính đúng thời điểm trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Singapore từ ngày 1-3/12 diễn ra rất đúng thời điểm và có nhiều ý nghĩa. Phó Giáo sư Vũ Minh Khương- Giảng viên Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đã nhận định như vậy về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Singapore về ý nghĩa chuyến thăm cũng như triển vọng hợp tác giữa quốc hội hai nước nói riêng và quan hệ Việt Nam-Singapore nói chung.

Theo Phó Giáo sư Vũ Minh Khương, tiềm năng hợp tác giữa nghị viện Việt Nam và Singapore nói riêng và quan hệ hai nước nói chung mang tính chất rất đặc biệt bởi 3 điểm. Một là hai quốc gia có tính tương đồng cao về hệ thống chính trị nên có thể thực hiện những chiến lược hợp tác lâu dài. Thứ hai là tiềm năng cộng hưởng giữa hai nước rất lớn. Singapore là một minh chứng thành công tiến nhanh từ thế giới thứ ba (chỉ các nước nghèo và đang phát triển) lên thế giới thứ nhất (chỉ các nền kinh tế phát triển) trong một khoảng thời gian rất ngắn, trong khi Việt Nam hiện giờ có tiềm năng và động lực lớn, có thể tiến tới thế giới thứ nhất trong vòng 2 thập kỷ tới. Vì vậy, việc hai nước tăng cường hợp tác sẽ đẩy nhanh bước tiến của Việt Nam trong kỷ nguyên mới, trở thành một quốc gia phát triển. Đồng thời, Singapore cũng được hưởng rất nhiều lợi ích từ sự phát triển của Việt Nam để củng cố vị thế hàng đầu của mình ở châu Á và thế giới. Điểm thứ ba vô cùng quan trọng: Niềm tin chiến lược giữa hai nước ngày càng cao hơn, và khả năng hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện sẽ mở ra những chương trình hợp tác rất lớn cho hai nước.

Theo kinh nghiệm của Phó Giáo sư Vũ Minh Khương, các mối quan hệ hợp tác ở cấp địa phương chuyển biến rất sinh động và mạnh mẽ, và hưởng ứng rất mạnh mẽ khi chủ trương được thông qua ở cấp trung ương. Ví dụ như Trường đại học NUS làm việc với Becamex ở Việt Nam, đã có những hợp đồng rất căn bản, từ vấn đề đào tạo ngành y, đào tạo nguồn nhân lực đến các vấn đề phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và các khu công nghiệp thế hệ mới.

Phó Giáo sư Vũ Minh Khương đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Singapore. Theo ông, đây là kênh thiết thực để hai bên trao đổi kinh nghiệm xây dựng hệ thống luật pháp và chính sách theo hướng khoa học hơn, ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Phó Giáo sư nhấn mạnh cuộc cải cách tinh gọn bộ máy của Việt Nam trong thời gian tới phải bắt đầu từ vấn đề luật pháp. Chuyến thăm của Chủ tịch Trần Thanh Mẫn rõ ràng sẽ tham khảo được nhiều kinh nghiệm luật pháp để làm nền tảng xây dựng một bộ máy công quyền ưu tú, giúp xây dựng, thúc đẩy việc phát triển nguồn nhân lực, kể cả cán bộ cấp cao đến các thế hệ trẻ, tức là làm sao để họ trở thành những thế hệ tinh hoa đi đầu trong sự đổi thay của thời đại. Bên cạnh đó, luật pháp thể chế sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt khi Singapore rất cần Việt Nam ở hai điểm: năng lượng xanh và lương thực, trong khi Việt Nam rất cần ở Singapore các cơ hội toàn diện, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài và học hỏi rất nhiều mặt khác nhau. Chính vì vậy, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới Singapore rất đúng thời điểm, ngay trước khi Việt Nam chuẩn bị cho những cải cách mạnh mẽ thời gian tới.

Nhận định về tiềm năng hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Singapore, Phó Giáo sư Vũ Minh Khương nhấn mạnh Việt Nam và Singapore nếu kết nối sẽ trở thành một tổng thể kinh tế khá thống nhất trong thu hút đầu tư quốc tế, đặc biệt những ngành công nghệ cao như năng lượng mới, bán dẫn và sinh học. Việt Nam có khả năng tiến rất nhanh trong việc hiện đại hóa nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, vấn đề công nghệ số cũng rất quan trọng. Ví dụ các khu công nghiệp truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội nếu có thể chuyển thành các trung tâm dữ liệu hay những khu công nghệ cao, trong khi Singapore có nhiều kinh nghiệm trong chuyển dịch cơ cấu đất đai, nguồn lực, tài chính chuyển từ lĩnh vực thấp sang lĩnh vực cao. Phó Giáo sư nhận định khi Việt Nam-Singapore thảo luận kỹ vấn đề này sẽ mở đường cho bước tiến rất nhanh của Việt Nam trong thời gian tới. Vai trò của ngoại giao nghị viện rất quan trọng bởi mọi sự vận hành, cải cách ở Singapore cũng như ở Việt Nam đều phải bắt đầu từ hệ thống luật pháp./.

Đỗ Vân-Tất Đạt-Lê Dương

Tin cùng chuyên mục

Ấn tượng hàng Việt tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano (Italy)

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, thủ phủ vùng Lombardy, trung tâm kinh tế - văn hóa lớn nhất Italy, trong các ngày từ 30/11-8/12. Hội chợ có sự tham dự của gần 2.800 doanh nghiệp đến từ 90 quốc gia trên thế giới, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam.

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

Nhân dịp Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 3-7/12, phóng viên TTXVN tại Tokyo đã có cuộc phỏng vấn với Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu về ý nghĩa chuyến thăm, thế mạnh trong quan hệ hai nước và cách thức thúc đẩy quan hệ song phương.

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương tiếp xúc cử tri tại Tây Ninh

Ngày 2/12, tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao và học tập cộng đồng xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã có buổi tiếp xúc cử tri là đại diện các ban, ngành, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hưng Yên

Kết thúc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 2/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên đã tiến hành tiếp xúc cử tri tại thành phố Hưng Yên báo cáo về kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV: Khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực

Sau gần 30 ngày làm việc nghiêm túc, khoa học, dân chủ, trách nhiệm cao, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tập trung cao độ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân.

Thúc đẩy bình đẳng giới bền vững

Tích cực, trách nhiệm trong thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh cũng như Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (năm 1981), Việt Nam đã thúc đẩy mạnh mẽ bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới; qua đó giúp vai trò và địa vị của phụ nữ Việt Nam ngày càng được cải thiện. Song, chặng đường thúc đẩy bình đẳng giới toàn diện và bền vững ở Việt Nam vẫn còn không ít trở lực.