Costa Rica trở thành quốc gia thứ 73 công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Ngày 5/8, được sự đồng ý của Tổng thống Costa Rica – Ngài Rodrigo Chaves, Bộ trưởng Ngoại thương Costa Rica Manuel Tovar đã trực tiếp thông báo và trao Công hàm về việc Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường tại trụ sở Bộ Công Thương. Như vậy, Costa Rica trở thành quốc gia thứ 73 công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại thương Costa Rica trao Công hàm công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. 
Ảnh: Bộ Công Thương

Theo Bộ Công Thương, Costa Rica là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – tổ chức gồm 38 quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới). Trong quy định pháp luật của Costa Rica có các quy định về điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Cho đến hết ngày 31/12/2023, theo thống kê của WTO, Costa Rica đã khởi xướng điều tra 12 vụ việc chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các quốc gia như Brazil, Chile, Mexico, Hoa Kỳ, Nicaragua, El Salvador, Venezuela và Guatemala.

Việc Bộ trưởng Ngoại thương Costa Rica trao Công hàm công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp là một động thái tích cực trong bối cảnh Việt Nam đang đề nghị một số đối tác thương mại công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh việc Costa Rica có Công hàm công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Việc Costa Rica công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường phản ánh đúng thực tế về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Đồng thời qua đó sẽ góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai quốc gia./.

Tin liên quan

Phát triển kinh tế thị trường: Dấu ấn đổi mới của Việt Nam

Với tư duy tiếp cận cách làm sáng tạo nổi bật, riêng có của Việt Nam, do người Việt Nam thực hiện, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Tinh hoa văn hóa ẩm thực kết nối Việt Nam và Ấn Độ

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, chiều 4/8, Lễ hội Ẩm thực Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Ấn Độ ở Noida, bang Uttar Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Lễ hội đặc sắc kéo dài 2 ngày này nằm trong khuôn khổ Triển lãm Thực phẩm và Đồ dùng Nhà hàng - Khách sạn Quốc tế Ấn Độ (IHE) 2024.

  Phát huy vị thế 25 năm Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình” tại diễn đàn LHQ

Ngày 2/8, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 78, ông Dennis Francis đã chủ trì Diễn đàn cấp cao có chủ đề “Phát triển nền văn hoá hoà bình cho thế hệ hiện tại và tương lai” nhằm kỷ niệm 25 năm thông qua Tuyên bố và Chương trình hành động văn hóa hòa bình.

Việt Nam được chọn là quốc gia đối tác của IHE 2024

Ngày 3/8, Triển lãm Quốc tế về thực phẩm và đồ dùng cho nhà hàng, khách sạn Ấn Độ (IHE) 2024 đã chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Ấn Độ ở Noida, bang Uttar Pradesh. Năm nay, Việt Nam được chọn là quốc gia đối tác của IHE.

Phát triển kinh tế thị trường: Dấu ấn đổi mới của Việt Nam

Với tư duy tiếp cận cách làm sáng tạo nổi bật, riêng có của Việt Nam, do người Việt Nam thực hiện, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.