Cử hành trọng thể Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Sáng 25/5, Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của đồng chí Trần Đức Lương.
Cử hành trọng thể Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương

Trong niềm tiếc thương sâu sắc, trong hai ngày qua, 830 đoàn đại diện các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào với khoảng 10.500 người đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh và Hội trường T50, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi, quê hương của đồng chí Trần Đức Lương.

Đúng 7 giờ, Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được cử hành trọng thể.

Dự Lễ truy điệu tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) có các đồng chí: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Vô cùng thương tiếc nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, cùng dự Lễ truy điệu còn có các đồng chí: nguyên Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước.

Đồng chí Pany Yathotou, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Phó Chủ tịch nước CHDCND Lào đã dự Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Hội đồng quốc gia mặt trận đoàn kết phát triển Tổ quốc Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam Men Sam An cùng dự Lễ truy điệu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đang nghỉ hưu tại Thành phố Hồ Chí Minh; thành viên Ban Tổ chức Lễ tang; các cán bộ lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, địa phương, đoàn thể và đơn vị khu vực phía Nam đã dự Lễ truy điệu đồng chí Trần Đức Lương.

Dự Lễ truy điệu tại quê nhà đồng chí Trần Đức Lương có Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Quảng Ngãi; đại điện các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại tỉnh Quảng Ngãi. Đông đảo cán bộ, chiến sỹ và các tầng lớp nhân dân đã có mặt trong giờ tiễn biệt đồng chí Trần Đức Lương.

Trong không khí trang nghiêm và xúc động, quân nhạc đã cử Quốc thiều để tiễn biệt nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Nhà lãnh đạo đức độ, mẫu mực, tài năng, kiên trung của Đảng, cả cuộc đời hết lòng vì nước vì dân.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm Malaysia

Tối ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Kuala Lumpur, bắt đầu thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24 đến ngày 28/5/2025 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia- nước Chủ tịch ASEAN 2025 Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Báo chí với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của báo chí trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc; tuyên truyền bảo vệ thành quả cách mạng. Tại Đại hội lần thứ III của Hội Nhà báo Việt Nam tháng 9/1962, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ trách nhiệm chính trị của đội ngũ báo chí: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”.

Đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ: Lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ

Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.

“Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được”

Sáng ngày 23/5/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và nói chuyện với Đại hội chiến sĩ thi đua nông nghiệp toàn quốc lần thứ III. Trong Phần cuối bài nói, Bác khẳng định: “Đã hứa thì phải làm, làm thì nhất định phải được” nhằm khẳng định quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm của hàng vạn chiến sĩ thi đua nông nghiệp và 12 triệu nông dân miền Bắc trong việc thi đua không ngừng tăng gia sản xuất, đẩy mạnh nông nghiệp nước nhà phát triển.

Việt Nam – Mexico kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao  

Việc Mexico thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm chưa đầy ba tuần sau chiến thắng 30/4 không chỉ là một quyết định chính trị, mà còn là một hành động thể hiện tình đoàn kết quốc tế sâu sắc của Mexico đối với nhân dân Việt Nam trong hành trình xây dựng một đất nước hòa bình, độc lập và tự cường. Ngày 22/5 Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mexico.

Giáo sư Sử học Pháp đánh giá mối quan hệ Việt - Pháp phong phú và đầy hứa hẹn

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân, dự kiến diễn ra từ ngày 25-27/5, nhà sử học, Giáo sư, Tiến sĩ Pierre Journoud đã đưa ra những phân tích chi tiết về tình hình hiện tại của quan hệ Việt -Pháp và quá trình phát triển của mối quan hệ đã được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024. Đây là chuyến thăm của vị Tổng thống Pháp thứ tư tới Việt Nam, diễn ra trong bối cảnh địa chính trị đang thay đổi sâu sắc.

50 năm quan hệ Việt Nam - Mexico: Quyết tâm nâng cấp lên tầm cao mới

Việc Mexico thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm chưa đầy 3 tuần sau chiến thắng 30/4/1975 không chỉ là một quyết định chính trị, mà còn là một hành động thể hiện tình đoàn kết quốc tế sâu sắc của Mexico đối với nhân dân Việt Nam trong hành trình xây dựng một đất nước hòa bình, độc lập và tự cường.

135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại EXPO 2025 Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 23/5, tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại Triển lãm Thế giới EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị”. Đây là lần đầu tiên Triển lãm về Bác Hồ được tổ chức tại một kỳ Triển lãm thế giới

Phát triển kinh tế tư nhân góp phần làm giàu cho bản thân, xây dựng đất nước hùng cường và thịnh vượng

Hồ Chí Minh là nhà cách mạng kiệt xuất với tư duy kinh tế tiến bộ, phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của đất nước. Trong tác phẩm “Thường thức chính trị”, năm 1953, Người nhấn mạnh chính sách của Chính phủ đối với kinh tế tư nhân: “Công tư đều lợi... Tư, những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Chính phủ cần giúp đỡ họ phát triển”.