Đà Nẵng hướng đến xây dựng các trường Đại học số
Xây dựng Đại học số, Đại học thông minh là cách để Đà Nẵng tiên phong trong đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Trong những năm qua, xác định chuyển đổi số là xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, trong đó có giáo dục Đại học, Đại học Đà Nẵng đã đẩy mạnh chuyển từ mô hình Đại học truyền thống sang Đại học số, xây dựng Đại học thông minh, tiên phong trong đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế với mô hình quản trị Đại học tiên tiến.

Một tiết học của sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng. 
(Ảnh: TTXVN phát)

*Chuyển đổi số trong đào tạo và quản trị Đại học

Năm 2024, Đại học Đà Nẵng đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, theo lộ trình, mục tiêu của Chiến lược chuyển đổi số như xây dựng, hoàn thiện các hạ tầng công nghệ thông tin tập trung; kho dữ liệu chung; các hệ thống Thông tin quản lý MIS (https://mis.udn.vn), theo vết sinh viên tốt nghiệp (https://gts.udn.vn), khảo sát sự hài lòng của người học (https://sss.udn.vn)...

Năm 2025, Đại học Đà Nẵng tiếp tục rà soát, xây dựng, hoàn thiện các hạ tầng chính sách (liên quan đến các chuẩn cơ sở dữ liệu, kiến trúc tổng thể hệ thống, an toàn thông tin và an ninh mạng…); hạ tầng nhân lực (tăng cường tiềm lực, nâng cao năng lực đội ngũ, hình thành đơn vị chuyên trách trong công tác chuyển đổi số cấp Đại học Đà Nẵng; nâng cao năng lực số cho cán bộ, giảng viên và sinh viên); hạ tầng số (ưu tiên đầu tư xây dựng Trung tâm Sản xuất học liệu số; phát triển các tính năng, phân hệ cho Hệ thống MIS: Văn phòng số, Tổ chức cán bộ, Học liệu số, Cơ sở vật chất…).

Giảng viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng đang giảng dạy chuyên ngành Thiết kế Vi mạch bán dẫn cho sinh viên. 
Ảnh: Văn Dũng-TTXVN

Ông Nguyễn Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho hay, chiến lược chuyển đổi số của Đại học Đà Nẵng phù hợp với thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đại học Đà Nẵng tập trung vào 2 trọng tâm: chuyển đổi số trong đào tạo và chuyển đổi số trong quản trị Đại học. Cụ thể, chuyển đổi số trong đào tạo bao gồm xây dựng các hệ thống đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp; tổ chức các khóa học trực tuyến, khảo thí trên máy tính; xây dựng thư viện điện tử/thư viện số và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong quản trị Đại học gồm các phần mềm quản trị cơ sở giáo dục Đại học; Hệ thống dịch vụ trực tuyến và các hạ tầng công nghệ thông tin khác.

*Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học

Nhằm thực hiện hóa việc chuyển đổi số trên mọi mặt, trong những năm gần đây trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng đã đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, xác định rõ lộ trình, giải pháp và nhiệm vụ trong đề án chuyển đổi số, hướng phát triển trở thành trường Đại học thông minh.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Võ Trung Hùng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật-Đại học Đà Nẵng cho hay, để triển khai công cuộc chuyển đổi số, trường đã thành lập Ban điều hành chuyên trách về chuyển đổi số và các đơn vị chuyên trách hỗ trợ chuyển đổi số như Tổ Công nghệ thông tin, Viện Nghiên cứu đổi mới sáng tạo, Trung tâm Học liệu và Truyền thông; xây dựng hệ thống ISO với hơn 100 quy trình tác nghiệp... Đặc biệt, nhà trường hợp tác với VNPT miền Trung triển khai các phần mềm và giải pháp chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng tham gia nhiều dự án quốc tế về phục vụ chuyển đổi số như dự án PHER (tài trợ bởi USAID về xây dựng hệ thống thông tin quản lý MIS), dự án EMVITET (hướng đến đào tạo 4.0 dựa trên các công nghệ mới)… Các dự án quốc tế đã góp phần nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho cán bộ, giảng viên, sinh viên

Trường hợp tác với VNPT miền Trung triển khai các phần mềm và giải pháp chuyển đổi số.
Ảnh: Văn Dũng-TTXVN

Để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, từ năm 2020, trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn, Đại học Đà Nẵng đã triển khai chuyển đổi số mạnh mẽ với mục tiêu xây dựng trường Đại học hiện đại.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Công Pháp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt-Hàn nhấn mạnh, chuyển đổi số đã mang lại những kết quả tích cực, bao gồm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của nhà trường, tăng cường chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; tạo môi trường học tập và làm việc hiện đại, tiện nghi cho sinh viên, giảng viên và nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường trong hệ thống giáo dục đại học.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Công Pháp, thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống, đẩy mạnh ứng dụng AI, dữ liệu lớn trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản trị nhà trường, phát triển các chương trình đào tạo trực tuyến chất lượng cao; qua đó đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của người học. Nhà trường tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; hướng đến xây dựng hệ sinh thái giáo dục số toàn diện, tạo môi trường học tập và nghiên cứu sáng tạo, kết nối chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên số./.

Tin liên quan

Không ai bị bỏ lại phía sau trong chuyển đổi số

Với lực lượng nòng cốt là thanh niên, phong trào "Bình dân học vụ số" trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc tuyên truyền, hỗ trợ kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin cho người dân.

Cầu nối giữa các sáng kiến công nghệ và quá trình chuyển đổi số quốc gia

Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt ngày 9/4/2025 tại địa chỉ https://nq57.mst.gov.vn. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Cổng thông tin điện tử được xây dựng nhằm tạo lập một nền tảng công khai, minh bạch và hiệu quả để tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu – bao gồm cả những giải pháp, sản phẩm đã triển khai thành công và những giải pháp, sản phẩm mới, có tiềm năng ứng dụng trong tương lai. Đây không chỉ là công cụ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, mà còn là cầu nối quan trọng giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Nước non vững bền - Bài 3: Lịch sử soi đường tới tương lai

Dưới góc nhìn quốc tế, ngày 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc “cuộc chiến dài nhất thế kỷ XX” sau gần 30 năm nhân dân Việt Nam chiến đấu bền bỉ, anh dũng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát. Tròn 50 năm núi sông liền một dải, truyền thông nước ngoài đã dùng hình ảnh "Việt Nam - Thiên sử anh hùng và hành trình vươn tới tương lai” để khẳng định ý nghĩa và sức lan tỏa của Mùa Xuân đại thắng năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không chỉ trong sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam mà cả trên con đường hiện thực hóa khát vọng vươn mình.

Nước non vững bền - Bài 2: Bản hòa ca khát vọng

Dưới góc nhìn quốc tế, ngày 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc “cuộc chiến dài nhất thế kỷ XX” sau gần 30 năm nhân dân Việt Nam chiến đấu bền bỉ, anh dũng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát. Tròn 50 năm núi sông liền một dải, truyền thông nước ngoài đã dùng hình ảnh "Việt Nam - Thiên sử anh hùng và hành trình vươn tới tương lai” để khẳng định ý nghĩa và sức lan tỏa của Mùa Xuân đại thắng năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không chỉ trong sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam mà cả trên con đường hiện thực hóa khát vọng vươn mình.       

Nước non vững bền - Bài 1: Sức mạnh của ý chí thống nhất

Dưới góc nhìn quốc tế, ngày 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc “cuộc chiến dài nhất thế kỷ XX” sau gần 30 năm nhân dân Việt Nam chiến đấu bền bỉ, anh dũng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát. Tròn 50 năm núi sông liền một dải, truyền thông nước ngoài đã dùng hình ảnh "Việt Nam - Thiên sử anh hùng và hành trình vươn tới tương lai” để khẳng định ý nghĩa và sức lan tỏa của Mùa Xuân đại thắng năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không chỉ trong sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam mà cả trên con đường hiện thực hóa khát vọng vươn mình.

Thông điệp của chiến thắng

“Ngôi sao tăng trưởng của khu vực”, “Con rồng châu Á”, hay “cường quốc sản xuất Đông Nam Á”… - cách đây 50 năm không ai có thể nghĩ đây là những gì thế giới sẽ nói về Việt Nam, đất nước thời điểm đó vừa bước qua hàng thập niên chiến tranh, phải phục hồi từ những mất mát, đổ nát trong điều kiện bị bao vây cấm vận. Thế nên, chứng kiến những bước phát triển vượt bậc ngày nay của Việt Nam, bạn bè quốc tế đều bày tỏ khâm phục.

50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Các hãng truyền thông lớn trên thế giới, cùng nhiều trang tin điện tử của các nước như tờ Bưu điện Hoa Nam (South China Morning Post) của Trung Quốc, channelnewsasia.com của Singapore, abc.net.au của Australia đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các hãng truyền thông quốc tế đều đăng tải trang trọng hình ảnh lễ diễu binh, diễu hành quy mô, với sự tham gia của đông đảo người dân, cùng bài viết trong đó ca ngợi thông điệp của Việt Nam mong muốn cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một tương lai hòa bình, thịnh vượng, đoàn kết, phát triển.

50 năm Thống nhất đất nước: Nikkei Asia đưa tin đậm nét về niềm tự hào của người dân Việt Nam trong Lễ kỷ niệm

Theo phóng viên TXVN tại Tokyo, báo Nikkei Asia đã đăng bài viết mô tả không khí của Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời thực hiện các phỏng vấn cho thấy niềm tự hào của người dân Việt Nam về lịch sử.

50 năm Thống nhất đất nước: Nguồn cảm hứng vượt thời gian về chiến thắng của công lý và quyền tự quyết

Chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975 của nhân dân Việt Nam như một lời nhắc nhở vượt thời gian về chiến thắng của công lý và quyền tự quyết, truyền cảm hứng chống lại mọi sự trỗi dậy của chủ nghĩa đế quốc và tăng cường tình đoàn kết, hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển ở Nam Bán cầu… Đó là nhận định của Tiến sĩ Chheang Vannarith - chuyên gia phân tích ở Phnom Penh, đồng thời là Phó Tổng thư ký kiêm Trưởng nhóm cố vấn của Quốc hội Vương quốc Campuchia - về sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).