Đào tạo nhân lực ngành vi mạch bán dẫn: Đón đầu xu thế công nghiệp hóa
Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian tới, Sở sẽ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về vi mạch bán dẫn cho đội ngũ giảng viên để nâng cao trình độ.
Sinh viên và giảng viên Trường Đại học Lạc Hồng trong buổi học thực hành tại Phòng thực hành vi mạch bán dẫn. 
Ảnh: Lê Xuân-TTXVN

Thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", Trường Đại học Lạc Hồng (tỉnh Đồng Nai) đã mở ngành Kỹ thuật vi mạch bán dẫn, trở thành cơ sở giáo dục đại học đầu tiên tại khu vực Đông Nam Bộ được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo chính quy chuyên ngành này. Việc này không chỉ thể hiện tầm nhìn chiến lược trong chuyển đổi lĩnh vực đào tạo, góp phần xây dựng nền tảng khoa học công nghệ vững chắc mà còn đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

* Mạnh dạn đầu tư đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Đồng Nai là một trung tâm công nghiệp lớn của cả nước. Thời gian qua, địa phương đang đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực sản xuất chíp và vi mạch bán dẫn. Hiện, tỉnh đã thu hút một số doanh nghiệp ngành vi mạch bán dẫn hoạt động sản xuất với quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động chất lượng cao. Đây là động lực cho các cơ Sở Giáo dục và Đào tạo mạnh dạn đầu tư đào tạo nhân lực về ngành bán dẫn.

Nắm bắt những cơ hội đó, năm 2024, Trường Đại học Lạc Hồng đã xây dựng chuyên ngành đào tạo công nghệ kỹ thuật vi mạch bán dẫn (thuộc ngành kỹ thuật điện - điện tử) và khánh thành, đưa vào sử dụng phòng Thực hành vi mạch bán dẫn; khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực đào tạo đầy tiềm năng này. Phòng Thực hành được đầu tư với tổng vốn hơn 6,7 tỷ đồng, trang bị các công cụ tiên tiến như: bộ KIT HAPS 100 - nền tảng mô phỏng phần cứng hàng đầu tại Việt Nam, hệ thống phần mềm thiết kế vi mạch hiện đại.

Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng thực hành thiết kế vi mạch tại Phòng thực hành vi mạch bán dẫn. 
Ảnh: Lê Xuân-TTXVN

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng cho biết, nhà trường xác định vi mạch bán dẫn không chỉ là một chuyên ngành đào tạo mà còn là nhiệm vụ chiến lược trong phát triển khoa học, công nghệ. Ngoài đầu tư cơ sở vật chất, đơn vị đặc biệt chú trọng phát triển và nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên như: học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn; cử giảng viên tham gia các khóa đào tạo về vi mạch bán dẫn tại nhiều trường đại học trong nước và trên thế giới; tham gia các hội thảo và các khóa đào tạo tại các tập đoàn lớn; tham quan và làm việc với các đối tác tại Đài Loan (Trung Quốc)...

Trường mở rộng mối quan hệ và ký kết thỏa thuận hợp tác với nhiều đối tác chiến lược, bao gồm các trường đại học lớn, tổ chức giáo dục và doanh nghiệp công nghệ nổi tiếng nhằm xây dựng mạng lưới nghiên cứu - đào tạo toàn cầu. “Nhà trường đã trở thành đối tác chiến lược của Trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ). Từ đó, Trường Đại học Arizona sẽ chuyển giao chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn cho trường để thực hiện đào tạo cho sinh viên tại Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Quỳnh chia sẻ.

* Đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao

Trường Đại học Lạc Hồng hiện đang thực hiện đào tạo khóa đầu tiên ngành kỹ thuật vi mạch bán dẫn. Trực tiếp giảng dạy lứa sinh viên đầu tiên, Tiến sĩ Phan Như Quân, Trưởng ngành kỹ thuật điện, điện tử (Trường Đại học Lạc Hồng) cho biết, hiện, trường đang đào tạo 20 sinh viên theo học ngành này. Đa phần các bạn sinh viên đều có sự đam mê, sáng tạo, chịu khó tìm tòi, học hỏi và có khả năng đáp ứng được với ngành học.

“Có phòng Thực hành vi mạch bán dẫn là một lợi thế rất lớn đối với sinh viên, giúp các em được tiếp cận trang thiết bị hiện đại, thực hiện các dự án thiết kế vi mạch ngay tại trường. Cùng với việc được thực tập tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực, các em có cơ hội ứng dụng kiến thức vào thực tế và tự tin đáp ứng tốt những yêu cầu của doanh nghiệp sau khi ra trường”, Tiến sĩ Phan Như Quân nêu rõ.

Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng trải nghiệm công nghệ tại Phòng thực hành vi mạch bán dẫn. 
Ảnh: Lê Xuân-TTXVN

Ông Võ Hoàng Khai, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai đánh giá, việc Trường Đại học Lạc Hồng mở ngành đào tạo vi mạch bán dẫn là sự kiện ý nghĩa trong bối cảnh Đồng Nai đang thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị. Đây là minh chứng cho sự chủ động của địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực công nghệ lõi - nền tảng cho chuyển đổi số và công nghiệp công nghệ cao. Điều này giúp Đồng Nai định vị là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư công nghệ cao, thu hút các dự án sản xuất, nghiên cứu và phát triển bán dẫn; từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và tính bền vững. 

Theo ông Võ Hoàng Khai, khi có nguồn nhân lực được đào tạo bàn bản về công nghệ bán dẫn, Đồng Nai sẽ thu hút được các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu và phát triển về bán dẫn đến hoạt động. Điều này sẽ tạo ra môi trường sôi động cho việc nghiên cứu, ứng dụng và thương mại hóa các sản phẩm công nghệ cao, thúc đẩy sự hợp tác giữa viện, trường - doanh nghiệp - Nhà nước. Đây là yếu tố then chốt để phát triển bền vững khoa học, công nghệ của tỉnh.

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai cho biết, thời gian tới, Sở sẽ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về vi mạch bán dẫn cho đội ngũ giảng viên để nâng cao trình độ; hỗ trợ kết nối với các trường đại học, viện nghiên cứu có kinh nghiệm đào tạo về vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm và giới thiệu các chuyên gia từ doanh nghiệp trực tiếp tham gia giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho sinh viên. Sở sẽ kết nối giữa nhà trường và các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn… nhằm đưa ngành đào tạo vi mạch bán dẫn của tỉnh phát triển vững mạnh; đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp bán dẫn quốc gia./.

Tin liên quan

Thanh niên hăng hái đưa Nghị quyết 57 vào cuộc sống

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, trở thành một xu thế không thể đảo ngược. Trong bối cảnh đó, Việt Nam xác định rõ vai trò trung tâm của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đối với phát triển nhanh, bền vững đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Cảnh sát biển Việt Nam đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì

Sáng 5/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã dự, chỉ đạo tại Hội nghị Sơ kết công tác Cảnh sát biển 6 tháng đầu năm 2025 và Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục, nêu gương

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ trực tiếp xác định mục đích, ý nghĩa, nội dung, biện pháp xây dựng và tuyên truyền điển hình tiên tiến trong thi đua mà Người còn là bậc thầy trong việc tổ chức xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong thi đua theo một quy trình chặt chẽ. Trong “Thư gửi thanh niên về thi đua ái quốc” năm 1951, Bác viết: “Trước khi thi đua phải chuẩn bị đầy đủ (giải thích, cổ động, xét kỹ kế hoạch mỗi nhóm, mỗi người). Trong lúc thi đua, phải thiết thực đôn đốc, giúp đỡ, sửa đổi. Sau đợt thi đua, phải thiết thực kiểm tra, tổng kết, phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người kiểu mẫu, nâng đỡ những người kém cỏi”.

Đa số các trường THPT Hà Nội giảm điểm chuẩn lớp 10

Mới đây Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập không chuyên. Trong 115 trường, có 95 trường giảm điểm chuẩn so với năm ngoái. Trong đó, mức giảm mạnh nhất ở THPT Thọ Xuân và Phúc Lợi với 2,8 và 2,72 điểm/môn. Các trường còn lại chủ yếu giảm dưới 1 điểm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Brazil dự Hội nghị BRICS 2025

Sáng sớm ngày 5/7, giờ địa phương (chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay quân sự Galeao ở thành phố Rio de Janeiro bắt đầu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Cộng hòa Liên bang Brazil, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Lula da Silva.

Ra mắt 2 đơn vị quan trọng của Trung tâm Dữ liệu quốc gia

Ngày 4/7, tại Trụ sở Bộ Công an, Trung tâm Dữ liệu quốc gia – Bộ Công an đã tổ chức Lễ ra mắt Trung tâm Sáng tạo, khai thức dữ liệu và Phòng An ninh, an toàn hệ thống. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng trong chiến lược thúc đẩy sáng tạo, chia sẻ và khai thác dữ liệu quốc gia an toàn, hiệu quả và bền vững. Lễ ra mắt có sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo các cục, vụ thuộc bộ, đại diện các bộ, ngành, các doanh nghiệp là thành viên Hiệp hội Dữ liệu quốc gia và các doanh nghiệp công nghệ nghiên cứu, phát triển sản phẩm công nghệ chiến lược.

Cán bộ nỗ lực vượt khó khăn sau sắp xếp đơn vị hành chính

Sau sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Thái Bình hợp nhất tỉnh Hưng Yên với trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Hưng Yên, hàng ngàn cán bộ, công chức của tỉnh Thái Bình (cũ) di chuyển sang cơ sở mới để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ công tác. Dù còn nhiều khó khăn từ việc thích nghi với môi trường làm việc mới đến những lo toan về cuộc sống cá nhân và gia đình, song những cán bộ, công chức địa phương vẫn nỗ lực vượt qua khó khăn với tinh thần trách nhiệm cao độ để đảm bảo bộ máy hành chính mới vận hành thông suốt, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

“Bình dân học vụ số” thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ở cơ sở

Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam độc lập với trên 90% số dân mù chữ. Hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu nguy cơ của nạn thất học này. Chính vì vậy, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Người đã nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách. Và một trong những nhiệm vụ cấp bách ấy là mở chiến dịch chống nạn mù chữ mà Người gọi là "diệt giặc dốt".

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị

Ngày 4/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết của Trung ương, Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính; dự thảo báo cáo kết quả triển khai Nghị quyết số 18 -NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII từ tháng 11/2024 đến tháng 7/2025.