Đề xuất đến hết năm 2025, áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử trên cả nước
Từ năm 2024 - 2028, các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
Quang cảnh Hội nghị.
Ảnh:  Công Thử - TTXVN

Sáng 14/6, tại Ninh Thuận, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Trung tâm Thông tin y tế quốc gia (Bộ Y tế) phối hợp với Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về bệnh án điện tử tại bệnh viện. Hội nghị có sự tham dự của hơn 300 đại biểu gồm đại diện Bộ Y tế, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Đồng 2 - Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đa khoa các tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Trung bộ…

Tại hội nghị, Tiến sĩ Phạm Xuân Viết - Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) nêu rõ, bệnh án điện tử là một trong nhiều mục tiêu chiến lược chuyển đổi số y tế quốc gia. Năm 2023, Bộ Y tế đã có Thông tư số 46/2018/TT-BYT hướng dẫn và đề nghị các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai bệnh án điện tử. Từ năm 2024 - 2028, các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Trong dự thảo mới đây, Bộ Y tế cũng đề xuất đến hết năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử.

Trên cơ sở đó, hội nghị là cơ hội để các bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế các tỉnh, thành cùng giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế trong thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử. Từ đó cùng tìm ra giải pháp tối ưu, phát triển toàn diện hệ thống bệnh án điện tử theo đúng lộ trình của Bộ Y tế đưa ra.

Hội nghị sẽ là nền tảng, động lực để các bệnh viện trong toàn quốc nhanh chóng triển khai thành công bệnh án điện tử, tiến tới không dùng bệnh án giấy và thanh toán viện phí không dùng tiền mặt trong thời gian sớm nhất, đem lại lợi ích cho người dân và ngành Y tế.

Các đơn vị doanh nghiệp giới thiệu công nghệ thông tin để xây dựng hồ sơ bệnh án điện tử tại bệnh viện. 
Ảnh: Công Thử - TTXVN

Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra nhiều báo cáo chuyên đề và cùng trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong triển khai bệnh án điện tử tại bệnh viện. Các đại biểu cũng thống nhất phương châm: Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin y tế lấy người bệnh, người dân là trung tâm, mục tiêu phục vụ; chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin phải thực hiện một cách tổng thể, toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ đắc lực trong công tác quản lý, cung cấp dịch vụ. Đồng thời, tăng cường truyền thông về lợi ích của chuyển đổi số để các cơ quan, đơn vị, người dân hiểu rõ về lợi ích và hiệu quả của chuyển đổi số y tế…

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lê Huy Thạch, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận cho biết, triển khai bệnh án điện tử là bước đột phá quan trọng để chuyển đổi số hóa ngành Y tế khi mọi thông tin quy trình chuyên môn, thực hiện y lệnh, tiền sử, thông tin và diễn biến điều trị của người bệnh đều được số hóa, liền mạch, tăng độ chính xác để đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ năm 2020, Ban Giám đốc bệnh viện đã sớm thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử. Bệnh viện đã tham quan và học tập kinh nghiệm tại nhiều cơ sở y tế về công tác xây dựng, đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin. Ở mỗi giai đoạn, Bệnh viện luôn xác định “bệnh án điện tử đem lại rất nhiều lợi ích, không chỉ cho nhân viên y tế mà còn mang đến sự hài lòng và đảm bảo an toàn thông tin cho người bệnh”.

Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lê Huy Thạch chia sẻ, cuối năm 2021, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thẩm định thành công hồ sơ và bắt đầu thí điểm triển khai bệnh án điện tử thay bệnh án giấy theo quy định của pháp luật. Bệnh viện tỉnh tiếp tục phấn đấu hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số, tạo nền tảng vững chắc cho các năm tiếp theo, hướng đến xây dựng một nền y tế hiện đại, thông minh./.

Tin cùng chuyên mục

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Ngày 8/5/2024, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO. Đây là di sản tư liệu thứ 10 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

“Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO

Ngày 8/5/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” được vinh danh Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.

Nhiều hoạt động đắc sắc tại “Festival Biển đảo Việt Nam - TP Vũng Tàu 2024”

“Festival Biển đảo Việt Nam - TP Vũng Tàu 2024” diễn ra từ 23 - 26/5/2024. Sự kiện nhằm mục đích giới thiệu, tôn vinh, giữ gìn các giá trị di sản văn hóa miền biển, kích cầu du lịch khách nội địa, cổ vũ tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, vị trí chiến lược, tiềm năng vô cùng to lớn của Biển đảo Việt Nam.

298 bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam

Theo Quyết định số 323/QĐ-BGTVT, ngày 29/3/2024 của Bộ Giao thông Vận tải, cả nước có 298 bến cảng thuộc các cảng biển Việt Nam. Trong đó, Hải Phòng là địa phương có số lượng bến cảng nhiều nhất cả nước (50 bến cảng).

Việt Nam phấn đấu hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030

Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 hình thành 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển; tạo dựng các cụm liên kết ngành kinh tế biển phát triển hiệu quả, có sức cạnh tranh hội nhập cao gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia, tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế biển cả nước và các khu vực vùng biển-ven biển, hướng đến trở thành quốc gia biển mạnh thời kỳ đến năm 2030.

Việt Nam nỗ lực rất lớn trong hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 15/4/2024. Báo cáo cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, thông tin và số liệu cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.

Việt Nam đạt nhiều thành tựu trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 15/4/2024. Theo đó, báo cáo cung cấp tình hình cập nhật với những dẫn chứng, thông tin và số liệu cụ thể, qua đó khẳng định nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.

Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam

Ngày 13/8/2019, tàu khảo sát Hải Dương 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Có một Cư Kuin bình yên và phát triển

Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, các chương trình, đề án, chính sách dân tộc được thực hiện công khai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và thụ hưởng. Cuộc sống bình yên đã đến với các buôn làng của huyện Cư Kuin.