Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh - yêu thương để lại cho đời
Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu đặt bút viết một văn bản đặc biệt quan trọng mà Bác đã khiêm tốn gọi là “Mấy lời để lại”. Đó chính là bản Di chúc thiêng liêng của Người. Chỉ vỏn vẹn 1.000 từ, nhưng được viết trong 4 năm, đó là sự kết tinh cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người gắn với đại tổng kết cách mạng Việt Nam. 56 năm đã trôi qua, bản Di chúc của Người vẫn là cương lĩnh, là "quốc bảo" để xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như lúc sinh thời Người hằng mong muốn.
Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh - yêu thương để lại cho đời

56 năm Bác để lại cho đời những lời minh triết trong bản Di chúc cũng là 56 năm bao thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau đón nhận và lan tỏa những yêu thương vô vàn Người để lại cho đời.

Trước diễn biến ngày càng khẩn trương của cuộc kháng chiến, tháng 3/1965, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã hạ quyết tâm chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Thời điểm này, Bác tự cảm nhận sức khỏe của mình đã có phần giảm sút so với những năm trước. Do đó, ngày 10/5/1965, Bác đã đặt bút viết một văn bản đặc biệt quan trọng mà Bác đã khiêm tốn gọi là “Mấy lời để lại”. Đó chính là bản Di chúc thiêng liêng của Người - một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng, kết tinh tư tưởng, văn hóa, trí tuệ, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của bậc vĩ nhân – Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

Trong hồi ký của mình, đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký riêng của Bác kể lại tiến trình ngày đầu tiên Bác viết Di chúc, như sau: “Đúng 9 giờ, Bác Hồ ngồi chăm chú viết. Vấn đề chắc đã suy ngẫm từ lâu. Phòng làm việc trên nhà sàn yên tĩnh. Gió mát dịu, thoang thoảng hương thơm của hoa vườn... Chính vào giờ phút đó Bác Hồ đặt bút viết những dòng đầu tiên vào Tài liệu “Tuyệt đối bí mật” để dặn lại cho muôn đời con cháu mai sau”.

Với sự khiêm tốn và giản dị, Bác không gọi là “Di chúc”, “Chúc thư” hay “Di huấn”... mà trong các bút tích sửa chữa và ghi trên Di chúc, Người chỉ gọi giản dị là “Tài liệu”, “Thư”, hay “Mấy lời… tóm tắt vài việc”.

Những ngày tiếp theo của tháng 5 năm ấy hay những ngày trung tuần tháng 5 của các năm sau cũng vậy, Bác viết, sửa chữa, bổ sung Di chúc ở phòng làm việc Nhà sàn.

Ngày 20/5/1969, “Người xem lại tài liệu lần cuối và xếp vào phong bì cất đi”.

Có thể thấy rõ, trong những năm cuối đời, dù sức khỏe không còn tốt, song Bác vẫn dành nhiều thời gian và tâm huyết để viết, sửa chữa, bổ sung, cân nhắc từng câu, từng chữ, từng ý, cho thấy Bác luôn trăn trở, suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

Phương Dung – Diệp Ninh

Tin cùng chuyên mục

Giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Sáng 9/5 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Lào ở thủ đô Viêng Chăn, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã có cuộc nói chuyện nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.  

Lễ thượng cờ trên đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo, chào mừng kỷ niệm 64 năm ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025). Huyện Cô Tô huy động số lượng người tham gia lớn nhất từ trước đến nay với gần 2.000 người tại 3 điểm gồm Khuôn viên Quảng trường Di tích quốc gia đặc biệt - Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; khuôn viên cột cờ Tổ quốc xã Thanh Lân; khuôn viên cột cờ Tổ quốc thôn đảo Trần.

Nơi viết tiếp những dòng lịch sử về quan hệ Việt Nam – Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, trưa 8/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ Khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam – Azerbaijan tại Trường Đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.

Không để gián đoạn việc phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.

SusHi Tech Tokyo 2025 – Khẳng định vị thế công nghệ Việt tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 8/5, Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike, đã khai mạc Triển lãm SusHi Tech Tokyo 2025. Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam tại Nhật Bản (VADX Japan) chính thức đồng hành cùng SusHi Tech Tokyo 2025 - với vai trò Đại sứ và tham gia chuỗi hoạt động quan trọng từ ngày 8 – 10/5 tại Tokyo Big Sight.

Ninh Bình bảo tồn và phát huy giá trị Hành cung Vũ Lâm

Là một căn cứ quân sự thời Trần, Hành cung Vũ Lâm là minh chứng cho sự tài tình trong chiến lược quân sự của nhà Trần, thể hiện tầm nhìn sâu rộng của triều Trần trong việc gắn kết giữa chính trị, quân sự và văn hóa, tôn giáo. Do đó, bảo tồn, trùng tu các di tích của Hành cung Vũ Lâm gắn với phát triển hạ tầng du lịch xanh, thân thiện với môi trường sẽ góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Lễ hội Làng Sen năm 2025

Lễ hội Làng Sen năm 2025 diễn ra từ ngày 10 - 19/5/2025 tại thành phố Vinh và huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) được tổ chức quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025). Đây là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.  

Tháng Nhân đạo năm 2025 “Hành trình nhân đạo-Lan tỏa yêu thương”

Ngày 8/5/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2025 cấp quốc gia với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương”. Tháng Nhân đạo năm 2025 với chuỗi hoạt động cao điểm diễn ra từ ngày 8/5 (Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế) đến ngày 19/5/2025 (Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam).  

Kinh tế tư nhân - lực lượng cần thiết xây dựng kinh tế nước nhà

Năm 1953, trong bài viết về Thành phần kinh tế và Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ đăng ở Chuyên mục “Thường thức chính trị” trên báo Cứu quốc, dưới bút danh Đ.X, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cơ cấu các thành phần kinh tế ở nước ta. Trong đó, kinh tế tư nhân được Người đánh giá là một lực lượng quan trọng, cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà.