Độc đáo nghệ thuật trang trí cây nêu của đồng bào Co, Quảng Ngãi
Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.
Các thiếu nữ mặc trang phục người Co chụp hình bên cây nêu. 
Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Mỗi đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đều có cách trang trí cây nêu riêng. Trong đó, nghệ thuật trang trí cây nêu của cộng đồng người Co ở huyện Trà Bồng có nét đặc sắc riêng, vừa được  Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cây nêu của đồng bào Co ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với lễ hội ăn trâu – một sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật hàng ngàn năm nay.

Chương trình nghệ thuật tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Trà Bồng. 
Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Cũng như các dân tộc anh em khác ở miền Tây Quảng Ngãi, dân tộc Co có nhiều kiểu trang trí cây nêu như nêu lá chuối, nêu dù, nêu đu đủ, nêu phướn,... Nhưng cây nêu được bà con làm nhiều nhất là nêu phướn. Các loại cây nêu có chiều cao từ 5-15m, gồm 3 phần đế, thân và ngọn. Khắp chiều cao cây nêu được vẽ những dải hoa văn với ba màu truyền thống đỏ, đen, trắng, kết hợp với tạo hình mâm thần, gu thần, đơm cá, lá phướn. Đặc biệt, màu và tạo hình cây nêu đều sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên như cỏ, cây, đá, vỏ ốc,... Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng cho biết, ông không biết nghệ thuật trang trí cây nêu xuất hiện từ khi nào, chỉ biết rằng trong các dịp ăn trâu, mừng lúa mới hay các lễ hội, ông bà đều làm cây nêu. “Sự kết hợp những hình vẽ với tạo hình trên cây nêu không chỉ đơn thuần là sự sáng tạo cái đẹp mang tính giải trí và thưởng thức, mà còn là sự gửi gắm ước nguyện đến thần linh, cầu mong phù hộ để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”, ông An chia sẻ.

Trao chứng nhận Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Nghệ thuật trang trí cây nêu của người Co” huyện Trà Bồng. 
Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Đối với người Co, điểm đặc biệt trong tạo tác cây nêu là họ luôn sử dụng những con số lẻ 3-5-7-9 để trang trí. Vì theo quan niệm của họ, số lẻ là những con số may mắn. Nghệ nhân nhân dân Hồ Văn Đường, xã Sơn Trà, huyện Trà Bồng cho biết: Từ xa xưa, ông bà truyền lại rằng con số lẻ liên quan đến câu chuyện đi săn thú rừng, sau đó dùng thú này để cúng thần linh. Do vậy, các hình vẽ và các tạo hình trên cây nêu đều sử dụng những con số lẻ.

Theo các nghệ nhân và già làng, làm cây nêu có rất nhiều công đoạn, phần việc, đòi hỏi nhiều người cùng đóng góp công sức, thời gian, sự khéo léo, tài năng nghệ thuật. Để làm được cây nêu đẹp, đúng, thời gian chuyển bị khoảng một tháng cà cần sự tham gia của ít nhất 10 người. Việc quan trọng nhất là phải chọn được thân cây thẳng, tròn, đúng kích thước, chiều cao; khi vẽ hình phải đều, đẹp, màu không bị lem. “Theo truyền thống của đồng bào Co, khi làm cây nêu, thanh niên sẽ đảm nhận nhiệm vụ lên rừng lấy các loại cây; phụ nữ đập thân cây làm tua hoa, xỏ cườm; còn các nghệ nhân, già làng sẽ tạo hình, vẽ hoa văn,... Điều này thể hiện sự gắn kết cộng đồng của đồng bào Co trong nghệ thuật trang trí cây nêu”, ông Điệp cho hay.

Cây nêu có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần đồng bào Co. 
Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Cây nêu không chỉ mang giá trị nghệ thuật điêu khắc mà còn có ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Vì thế, đồng bào Co coi cây nêu là một phần không thế thiếu trong cuộc sống. Cây nêu được xem là cầu nối giữa đất và trời, là sự kết nối vô hình giữa con người với thần linh nhằm truyền tải những mong muốn, ước nguyện của dân làng một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất; thể hiện khát vọng sống vươn tới cuộc sống tốt đẹp.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng Trần Hoàng Vĩnh cho biết: Trên địa bàn huyện Trà Bồng hiện vẫn còn nhiều nghệ nhân, già làng giỏi trong lĩnh vực trang trí, làm và dụng nêu. Họ là những người có thể truyền dạy cho thế hệ trẻ cách sáng tạo, tiếp nối và duy trì nghệ thuật trang trí cây nêu. “Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo Phòng Văn hóa thông tin và các địa phương tăng cường tuyên truyền, khuyến khích các nghệ nhân, già làng tiếp tục truyền dạy nghệ thuật trang trí cây nêu cho thế hệ trẻ bao gồm truyền dạy trong cộng đồng và trường học; tổ chức các cuộc thi dựng nêu, tuyên truyền về ý nghĩa cây nêu để các nghệ nhân, già làng có cơ hội giao lưu. Các hoạt động giúp thế hệ trẻ hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị văn hóa truyền thống của cây nêu, từ đó có ý thức giữ gìn nghệ thuật tạo hình cây nêu”, ông Vĩnh nhấn mạnh./.

Tin liên quan

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025

Lễ hội Hoa Ban 2025 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII diễn ra từ ngày 13 - 16/3/2025, tại thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Đặc biệt, Lễ hội Hoa Ban năm 2025, sản phẩm du lịch mang thương hiệu của Điện Biên, có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, ghi dấu ấn với nhiều hoạt động điểm nhấn, nhiều điểm mới như: Cuộc thi Người đẹp Hoa Ban; diễu hành đường phố; không gian văn hóa, ẩm thực vùng cao; thi đẩy xe đạp thồ, tải đạn; trình diễn Show thực cảnh và giới thiệu huyền tích, lịch sử và các vũ điệu, trò chơi dân gian đặc sắc, văn hóa dân gian dân tộc Thái “Huyền tích U Va”…

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Cộng hoà Dominicana đến chào từ biệt

Sáng 20/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hoà Dominicana Jaime Francisco Rodriguez đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.Chủ tịch nước Lương Cường chúc mừng Ngài Đại sứ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác, đóng góp tích cực vào việc tăng cường và phát triển mối quan hệ hợp tác và hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa Dominicana.

Gạo Việt Nam tìm chỗ đứng tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, trong bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản vẫn ở mức cao, nhu cầu về gạo nhập khẩu rẻ hơn đang tăng lên. Trong số các loại gạo được nhập khẩu vào Nhật Bản, gạo Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng vì được đánh giá gần giống với gạo Nhật.

Quan chức Mexico đánh giá Việt Nam là hình mẫu phát triển kinh tế

Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm dân tộc Việt Nam vừa giành độc lập, trong suốt 50 năm qua, Mexico đã chứng kiến những kỳ tích trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế tại quốc gia nhỏ bé này, coi đó là hình mẫu không chỉ đối với khu vực Mỹ Latinh mà trên quy mô quốc tế. Đây là nhận định của bà Yeidckol Polevnsky Gurwitz, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mexico, trong buổi tiếp Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải ngày 18/3, sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (19/5/1975 – 19/5/2025).

Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc

Trong hai ngày 15 và 16/3, tại xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ (Hà Giang) phối hợp với công ty Du lịch Hà Giang trẻ đã tổ chức Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây không chỉ là dịp để tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang mà còn là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.

Vĩnh Phúc tiên phong hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả hơn nữa

Trong chương trình thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc, chiều 16/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình phát triển kinh tế-xã hội và giải quyết các đề xuất, kiến nghị để Vĩnh Phúc phát triển nhanh bền vững.

Việt Nam - Điểm sáng trong chiến lược châu Á của Italy

Hơn 120 đại biểu đến từ các cơ quan ngoại giao, chính quyền và doanh nghiệp đã tham dự hội nghị "Gặp gỡ châu Á" được tổ chức cuối tuần qua tại Tòa thị chính Rome, Italy, nhằm thảo luận về các vấn đề then chốt trong quan hệ song phương, đặc biệt là thương mại, văn hóa và du lịch.