Đổi mới văn kiện Đại hội Đảng XIV: Sáng rõ con đường bước vào kỷ nguyên mới
Việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV là quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tương lai.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII 
Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Đại hội Đảng lần thứ XIV, theo đánh giá của Tổng Bí thư Tô Lâm, có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, là dấu mốc son đặc biệt trên con đường phát triển của đất nước ta, mở ra “kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”; là thời điểm tiến hành mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đại hội có tính “bước ngoặt” thì dĩ nhiên việc chuẩn bị các văn kiện phải hết sức khoa học, có sự đổi mới, sáng tạo để xứng đáng là biểu tượng kết tinh trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

* Trục xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ

Theo đó, cần thống nhất nhận thức rằng văn kiện trình Đại hội XIV là “ngọn đuốc soi đường”, phải bảo đảm kết tinh toàn bộ tinh hoa, giá trị của quá khứ, hiện tại và tương lai; phải bảo đảm các nguyên tắc: Đảng lãnh đạo, cầm quyền; lợi ích quốc gia - dân tộc, ấm no, hạnh phúc của nhân dân là trên hết, trước hết.

Việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV là quá trình tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, phân tích và dự báo tương lai. Nhiệm vụ của tổng kết là làm rõ những kết quả mới, những cách làm mới, những nền tảng đã được tạo dựng; phát hiện, tìm tòi những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đang xuất hiện có sức sống từ trong thực tiễn.

Về định hướng văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng, phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 12 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào chiều 19/7/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Với tinh thần cách mạng tấn công, tinh thần tiếp tục đổi mới, Trung ương đã quyết định tích hợp nội dung ba văn kiện gồm: Báo cáo chính trị; Báo cáo kinh tế - xã hội; Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng thành Báo cáo Chính trị theo một trục xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ để trình Đại hội XIV của Đảng.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng yêu cầu Báo cáo Chính trị mới phải được hoàn thiện theo các hướng:

Đảm bảo tính kế thừa và đổi mới, phản ánh đúng thực tiễn phát triển của đất nước, nhất là những thành tựu vượt bậc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Báo cáo Chính trị phải làm rõ quan điểm rằng chúng ta có được cơ đồ tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày hôm nay là nhờ thành quả của 95 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 40 năm đổi mới và đặc biệt là sự đóng góp, sự hy sinh to lớn của nhiều thế hệ đảng viên, của lớp lớp quần chúng nhân dân.

Báo cáo Chính trị phải định rõ các mục tiêu của nhiệm kỳ Đại hội XIV và tầm nhìn đến các năm 2045, 2050 và xa hơn nữa gắn với hai mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Báo cáo Chính trị phải nhấn mạnh được các động lực phát triển mới bao gồm: khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và khai thác hiệu quả lợi thế của hội nhập quốc tế sâu rộng.

Báo cáo Chính trị phải khẳng định vai trò then chốt của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng.

Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục chỉ đạo các Tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV phải hoàn thiện văn kiện, tiếp tục tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong Đảng và trong toàn xã hội một cách có chất lượng, tương xứng với tầm vóc chiến lược.

Quang cảnh phiên bế mạc Hội nghị lần thứ mười hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (19/7/2025). 
Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

* Điểm mới của Đại hội XIV

Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta.

Đảng đề ra định hướng chiến lược phát triển thông qua các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc. Đây không chỉ là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng mà còn là sự kiện chính trị trọng đại đối với toàn dân tộc.

Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, có vai trò quyết định đến toàn bộ hoạt động và định hướng của Đảng trong một giai đoạn lịch sử là 5 năm và xa hơn.

Đại hội có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất liên quan đến đường lối, chiến lược phát triển đất nước. Đây cũng là diễn đàn để đảng viên đóng góp ý kiến, phản ánh nguyện vọng của nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc cũng là dịp để Đảng đánh giá tình hình phát triển của đất nước qua mỗi nhiệm kỳ, kiểm điểm kết quả lãnh đạo và rút ra những bài học kinh nghiệm có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.

Việc phát huy trí tuệ tập thể trong Đại hội thể hiện qua quá trình thảo luận văn kiện, tập trung vào những định hướng chiến lược dài hạn cũng như các nhiệm vụ cụ thể để phát triển đất nước.

Việc soạn thảo và hoàn thiện văn kiện trình Đại hội là kết quả của một quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, lấy ý kiến từ cơ sở, từ đội ngũ cán bộ, đảng viên, trí thức, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực.

Đại hội XIV của Đảng diễn ra trong bối cảnh thế giới trong thời kỳ thay đổi mang tính thời đại; thời cơ, thuận lợi đi liền với nguy cơ, thách thức. Với thế và lực đã tích lũy sau 40 năm đổi mới, với sự đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta hội tụ đủ những điều kiện để bước vào kỷ nguyên phát triển mới.

Trong bối cảnh đó, Đại hội XIV có nhiệm vụ đề ra phương hướng, giải pháp, định hướng chiến lược để giải phóng toàn bộ sức sản xuất, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, lấy nguồn lực nội sinh, nguồn lực con người là nền tảng, nguồn lực khoa học - công nghệ là đột phá để đưa đất nước cất cánh trong những năm tiếp theo.

Đại hội XIV có một điểm mới cần lưu ý là văn kiện trình Đại hội sẽ không phải là các báo cáo riêng rẽ như ở các Đại hội trước, gồm Báo cáo chính trị; Báo cáo kinh tế - xã hội; Báo cáo tổng kết xây dựng Đảng, mà được tích hợp thành một báo cáo duy nhất, xuyên suốt là Báo cáo Chính trị (mới).

Việc tích hợp ba báo cáo thành Báo cáo Chính trị là một thay đổi về hình thức, nhưng hơn thế nữa, điều này mang ý nghĩa lớn về nội dung và phương pháp luận, là một bước tăng cường chất lượng của các văn kiện Đại hội.

Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIV của Đảng, theo yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư, phải là “một công trình khoa học kết tinh trình độ lý luận, tầm cao trí tuệ của toàn Đảng, niềm tin và khát vọng của cả dân tộc, phản ánh những quy luật khách quan của thực tiễn, xu thế vận động mới của thực tiễn; lấy thực tiễn là thước đo kiểm nghiệm chân lý, nắm bắt xu thế vận động của thời đại để tạo động lực phát triển mới”./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Lễ hội trái cây – rau củ Việt Nam 2025 tại Singapore

Vừa qua, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã phối hợp với Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu rau và trái cây Singapore (SFVIEA) tổ chức chương trình kết nối giao thương Lễ hội trái cây – rau củ Việt Nam năm 2025 tại Singapore.

Giáo sư Australia: Việt Nam là một thành viên rất quan trọng của ASEAN

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Australia nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (28/7/1995 – 28/7/2025), Giáo sư Hal Hill của Trường Chính sách công Crawford, thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), nhận định rằng việc Việt Nam gia nhập ASEAN cách đây 30 năm là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử Đông Nam Á sau nhiều thập kỷ xung đột. Và kết quả là, Đông Nam Á đã trở thành một khu vực kinh tế thịnh vượng hơn nhiều, khi Việt Nam ngày càng trở thành một nền kinh tế lớn và quan trọng trong khối khu vực đó.

Lan tỏa giá trị của di sản thế giới

Ngày 12/7/2025, Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Di sản không chỉ có giá trị tinh thần mà còn trở thành của cải vật chất, gắn liền với sinh kế của cộng đồng dân cư. Việc ghi danh các di sản không chỉ làm cho cộng đồng nhận diện, tự hào về các giá trị di sản của mình, mà còn góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.

Sau sáp nhập, chính quyền xã nỗ lực phục vụ người dân

Sau sáp nhập, cán bộ, công chức các địa phương tỉnh Phú Thọ đang tích cực làm việc với tinh thần vì nhân dân phục vụ. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn như địa bàn rộng, khối lượng công việc nhiều nhưng đội ngũ cán bộ, công chức xã đã nhanh chóng bắt nhịp, vận hành bộ máy ổn định hướng tới làm hài lòng người dân.

Người dân đồng thuận cao xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng xác định tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng đoạn qua thành phố là công trình trọng điểm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thành phố. Chính vì vậy chính quyền đã vào cuộc tích cực, người dân đồng thuận cao để công tác giải phóng mặt bằng để thi công tuyến đường sắt đạt hiệu quả cao nhất.

Thay đổi văn hóa công vụ: Làm việc cả ngày nghỉ để phục vụ nhân dân

“Cần bố trí cán bộ làm ngoài giờ hành chính, kể cả Thứ Bảy, Chủ Nhật vì một số người dân vì nhiều lý do khác nhau không thể tới làm thủ tục trong giờ hành chính” - Đây là yêu cầu được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ratrong chuyến công tác mới đây tại ĐB SCL. Thực tế cho thấy, kể từ khi vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, văn hóa công vụ đang ngày càng thay đổi theo hướng tích cực, từ quản lý sang phục vụ người dân.

Giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu của giáo dục là để “nâng cao dân trí”, “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”, “Học để sửa chữa tư tưởng”, “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng”, “Học để tin tưởng”, “Học để hành”. Những tư tưởng quan trọng về giáo dục này mang tính vượt trước và trường tồn với thời gian.

Đưa hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với nước Nga

Ngày 17/7, trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga, dưới sự giới thiệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và sự hỗ trợ của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, tại Đại phòng Đại học Tài chính ở thủ đô Moskva, sân khấu Lệ Ngọc đã trình diễn vở kịch “Lá đơn thứ 72” trong khuôn khổ Chương trình nghệ thuật Bản trường ca hữu nghị Việt-Nga.

Thúc đẩy Thương mại điện tử xuyên biên giới Việt - Lào

Sáng 18/7 tại thủ đô Viêng Chăn, Bộ Công Thương hai nước Việt Nam và Lào phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề Thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới Việt – Lào với chủ đề “Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”.