HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,5%
Với kết quả tốt hơn kỳ vọng trong nửa đầu năm 2024, Ngân hàng HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay lên 6,5%, thay vì 6% trước đó.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,5%.
Ảnh minh họa: TTXVN

Đây là thông tin đáng chú ý trong báo cáo “Vietnam at a glance - Lấy lại hào quang”, do Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu của Ngân hàng HSBC vừa công bố.

Theo bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC, tăng trưởng GDP quý II/2024 của Việt Nam đã tăng lên 6,9% so với cùng kỳ năm trước, gần như là mức cao nhất trong hai năm đổ lại đây, vượt xa mức kỳ vọng của HSBC cũng như thị trường là 6%. Cộng thêm điều chỉnh tăng nhẹ về tăng trưởng của quý I/2024, kết quả này đưa tăng trưởng của 6 tháng đầu năm lên 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ tăng trưởng đầy thuyết phục, tăng trưởng đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng.

Theo phân tích của HSBC, lĩnh vực gây ngạc nhiên nhất chính là sản xuất, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cũng được phản ánh qua tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của quý II, đạt 15% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù sự phục hồi chủ yếu được dẫn dắt bởi mảng điện tử, song các ngành hàng khác cũng bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Chẳng hạn, xuất khẩu dệt may và da giày, vốn bị ảnh hưởng bởi gián đoạn ở Biển Đỏ cũng chứng kiến tăng trưởng ở mức hai con số trong quý II.

Song song đó, tâm lý các nhà sản xuất cũng tốt lên thấy rõ. Chỉ số PMI tháng 6 tăng mạnh lên 54,7 điểm, mức cao nhất trong vòng hai năm qua. Tình hình việc làm và đơn hàng xuất khẩu mới cũng đã tăng cao so với những tháng gần đây, là "bảo chứng" cho triển vọng tốt hơn của lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam.Mặt khác, triển vọng FDI dài hạn vẫn luôn là một điểm sáng. Mặc dù đã giảm so với đỉnh của năm 2017, song FDI mới vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Bên cạnh Trung Quốc và Hàn Quốc, dòng vốn đầu tư từ các nước ASEAN cũng đang chảy qua, đặc biệt là từ Singapore.

Chẳng hạn, CapitaLand đang có kế hoạch đầu tư 110 triệu USD ở Việt Nam nhằm giúp hỗ trợ sự chuyển dịch trong các chuỗi cung ứng sản xuất. Một diễn biến quan trọng đáng quan tâm chính là dự thảo kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình lên Chính phủ ngày 5/7 đề xuất thành lập một quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu tăng thêm khi thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu 15% trong năm nay.

Bên cạnh thương mại, các dịch vụ liên quan đến du lịch tiếp tục duy trì đà tích cực. Điều này lý giải vì sao các ngành như vận tải và lưu trú tiếp tục tỏa sáng. Chỉ trong nửa năm 2024, Việt Nam đã thu hút  hơn 8,8 triệu lượt khách, vượt mức của năm 2019. Đặc biệt, ngay cả chưa có cơ chế miễn thị thực, lượng du khách Trung Quốc trở lại đã đạt 80% so với thời điểm đó.

Tuy vậy, tính đến giữa năm 2024, tăng trưởng doanh thu bán lẻ chưa lấy lại phong độ trước đại dịch. Theo ước tính của HSBC, chỉ số này vẫn còn thiếu hụt một mức đáng kể tương đương 10% so với xu hướng trước đại dịch. Các chuyên gia kỳ vọng trong bối cảnh sự phục hồi bên ngoài tiếp tục lan rộng, hiệu ứng lan tỏa rồi cũng sẽ tác động đến lĩnh vực trong nước, nhưng ảnh hưởng có khả năng trở nên rõ rệt hơn trong quý IV/2024.

Hiện Chính phủ vẫn có các chính sách để hỗ trợ cho kinh tế trong nước. Quốc hội mới đây đã đồng ý kéo dài thời gian giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% đến hết năm, đồng thời giảm một số loại phí đối với một số ngành… Đây là những yếu tố được kỳ vọng sẽ giúp nâng đỡ cho kinh tế trong nước thời gian tới.

Về lạm phát, giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi vẫn còn tiếp diễn, khiến lạm phát tháng 6 tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, HSBC cho rằng, lạm phát có khả năng sẽ giảm trong 6 tháng cuối năm khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động. Dự báo này loại trừ khả năng dịch bệnh lan rộng tác động lên nguồn cung thịt lợn.

“Chúng tôi tin rằng Việt Nam vẫn đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn trong năm 2024, nếu tình hình phục hồi tiếp tục lan rộng. Với kết quả tăng trưởng tốt hơn kỳ vọng trong 6 tháng đầu năm, chúng tôi nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm nay lên 6,5% (trước đây là 6%). Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ có khả năng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024, một vị trí Việt Nam đã tạm nhường cho Malaysia và Philippines trong năm 2022 và 2023”, bà Yun Liu cho biết.

Tuy vậy, HSBC lưu ý, mức độ ổn định trong phục hồi thương mại và mức độ lan tỏa của sự phục hồi này sang lĩnh vực trong nước là các yếu tố cần theo dõi chặt chẽ.Bộ phận nghiên cứu của ngân hàng này cũng giữ nguyên quan điểm về việc Ngân hàng Nhà nước sẽ duy trì lãi suất chính sách ổn định ở 4,5% trong năm nay bất chấp những quan ngại chưa dứt về ngoại hối có thể khiến Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất. Tuy nhiên, tăng lãi suất không nằm trong viễn cảnh dự báo của ngân hàng này./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Những phát biểu, chỉ đạo nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Quân đội nhân dân Việt Nam (phần 2)

Trên cương vị Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm gần gũi, ấm áp, sâu sắc cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội, lực lượng dân quân tự vệ cả nước và có những chỉ đạo chiến lược góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Những phát biểu, chỉ đạo nổi bật của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Quân đội nhân dân Việt Nam (phần 1)

Trên cương vị Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng luôn dành tình cảm gần gũi, ấm áp, sâu sắc cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội, lực lượng dân quân tự vệ cả nước và có những chỉ đạo chiến lược góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hết lòng vì sự nghiệp văn hóa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong sự phát triển của đất nước. Với tình yêu dành lớn dành cho nền văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư hết sức quan tâm đến công tác xây dựng văn hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Những chỉ đạo quan trọng, mang tính định hướng của Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021 đã tiếp tục thắp lên “ngọn đuốc soi đường”, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa: Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc, nói lên bản sắc của Dân tộc: Văn hóa còn thì Dân tộc còn.

Chủ tịch Đảng Cộng sản LB Nga: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – người kế tục xứng đáng sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 23/7, tại Đuma Quốc gia (Hạ viện) LB Nga, phóng viên TTXVN tại Moskva đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Đảng Cộng sản LB Nga (KPRF), ông Gennady Zyuganov, người không chỉ cùng chí hướng mà còn là bạn học với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời Liên Xô. Ông Zyuganov đã chia sẻ những kỷ niệm về người bạn lớn và trân trọng gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "người theo chủ nghĩa Marx chân chính".   

Giáo sư Đức: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo đặc biệt có tư duy lý luận sâu sắc về chủ nghĩa xã hội

“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, là một chính trị gia đặc biệt và hiếm có. Đối với tôi, ông là một nhà lý luận sâu sắc, thâm trầm – một điều rất hiếm thấy trên chính trường thế giới hiện nay”. Đó là chia sẻ của Giáo sư, Tiến sĩ người Đức Günter Giesenfeld với phóng viên TTXVN tại Đức.  

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong quan hệ Việt Nam - Mỹ

Với các chính trị gia, quan chức Mỹ gắn bó với Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi dấu ấn đặc biệt trong việc thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới. Thượng nghị sĩ Mỹ Patrick Joseph Leahy là người có tình cảm gắn bó đặc biệt với Việt Nam. Bản thân ông luôn cảm thấy hạnh phúc mỗi khi tới Việt Nam, yêu quý con người Việt Nam thân thiện, cởi mở, luôn sẵn sàng học hỏi. Ông nói, mỗi lần sang Việt Nam, ông đều học được một điều gì đó.