Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Sáng 5/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự phiên khai mạc có: Tổng Bí thư Tô Lâm; Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến. Cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các vị khách quốc tế…

Chủ trì và phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Quốc hội sẽ làm việc trong 37 ngày, chia thành 2 đợt, để xem xét, thảo luận và quyết định khối lượng công việc lớn nhất của các kỳ họp Quốc hội từ trước đến nay. Với 54 dự án luật, nghị quyết thuộc công tác lập hiến, lập pháp, trong đó Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 34 dự án luật, 14 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 6 dự án luật khác, thuộc các lĩnh vực then chốt như: tổ chức bộ máy nhà nước, quốc phòng - an ninh, tư pháp, tài chính - ngân sách, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số...

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành thời gian để xem xét các báo cáo quan trọng của Chính phủ; xem xét, thông qua Nghị quyết về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh; thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; quyết định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031. Cùng với đó, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền.

Nhấn mạnh Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội tập trung cao độ, tiếp tục phát huy trí tuệ, bản lĩnh, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới, thảo luận sâu sắc, quyết định sáng suốt; cùng với các cơ quan, tổ chức có liên quan quán triệt thực hiện nghiêm Nghị quyết số 66 ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới./.

Tin cùng chuyên mục

Nước non vững bền - Bài 3: Lịch sử soi đường tới tương lai

Dưới góc nhìn quốc tế, ngày 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc “cuộc chiến dài nhất thế kỷ XX” sau gần 30 năm nhân dân Việt Nam chiến đấu bền bỉ, anh dũng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát. Tròn 50 năm núi sông liền một dải, truyền thông nước ngoài đã dùng hình ảnh "Việt Nam - Thiên sử anh hùng và hành trình vươn tới tương lai” để khẳng định ý nghĩa và sức lan tỏa của Mùa Xuân đại thắng năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không chỉ trong sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam mà cả trên con đường hiện thực hóa khát vọng vươn mình.

Nước non vững bền - Bài 2: Bản hòa ca khát vọng

Dưới góc nhìn quốc tế, ngày 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc “cuộc chiến dài nhất thế kỷ XX” sau gần 30 năm nhân dân Việt Nam chiến đấu bền bỉ, anh dũng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát. Tròn 50 năm núi sông liền một dải, truyền thông nước ngoài đã dùng hình ảnh "Việt Nam - Thiên sử anh hùng và hành trình vươn tới tương lai” để khẳng định ý nghĩa và sức lan tỏa của Mùa Xuân đại thắng năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không chỉ trong sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam mà cả trên con đường hiện thực hóa khát vọng vươn mình.       

Nước non vững bền - Bài 1: Sức mạnh của ý chí thống nhất

Dưới góc nhìn quốc tế, ngày 30/4/1975 là dấu mốc kết thúc “cuộc chiến dài nhất thế kỷ XX” sau gần 30 năm nhân dân Việt Nam chiến đấu bền bỉ, anh dũng với muôn vàn gian khổ, hy sinh, mất mát. Tròn 50 năm núi sông liền một dải, truyền thông nước ngoài đã dùng hình ảnh "Việt Nam - Thiên sử anh hùng và hành trình vươn tới tương lai” để khẳng định ý nghĩa và sức lan tỏa của Mùa Xuân đại thắng năm 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không chỉ trong sự nghiệp thống nhất đất nước Việt Nam mà cả trên con đường hiện thực hóa khát vọng vươn mình.

Thông điệp của chiến thắng

“Ngôi sao tăng trưởng của khu vực”, “Con rồng châu Á”, hay “cường quốc sản xuất Đông Nam Á”… - cách đây 50 năm không ai có thể nghĩ đây là những gì thế giới sẽ nói về Việt Nam, đất nước thời điểm đó vừa bước qua hàng thập niên chiến tranh, phải phục hồi từ những mất mát, đổ nát trong điều kiện bị bao vây cấm vận. Thế nên, chứng kiến những bước phát triển vượt bậc ngày nay của Việt Nam, bạn bè quốc tế đều bày tỏ khâm phục.

50 năm Thống nhất đất nước: Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Các hãng truyền thông lớn trên thế giới, cùng nhiều trang tin điện tử của các nước như tờ Bưu điện Hoa Nam (South China Morning Post) của Trung Quốc, channelnewsasia.com của Singapore, abc.net.au của Australia đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các hãng truyền thông quốc tế đều đăng tải trang trọng hình ảnh lễ diễu binh, diễu hành quy mô, với sự tham gia của đông đảo người dân, cùng bài viết trong đó ca ngợi thông điệp của Việt Nam mong muốn cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một tương lai hòa bình, thịnh vượng, đoàn kết, phát triển.

50 năm Thống nhất đất nước: Nikkei Asia đưa tin đậm nét về niềm tự hào của người dân Việt Nam trong Lễ kỷ niệm

Theo phóng viên TXVN tại Tokyo, báo Nikkei Asia đã đăng bài viết mô tả không khí của Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời thực hiện các phỏng vấn cho thấy niềm tự hào của người dân Việt Nam về lịch sử.