Quá trình đảo mận khi cho vào sấy nhiệt. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Mận sau khi "đun sên" được cho ra khay. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Mận Tam Hoa Bắc Hà - đặc sản trứ danh của Lào Cai còn gọi là mận cơm, khi chín chuyển dần sang sắc đỏ đậm, vị ngọt. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Mận Tam Hoa Bắc Hà sau khi "đun sên" được đưa lên sàng lưới và sấy nhiệt khoảng 48 giờ. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Mận tươi sau khi chế biến được cho vào lò sấy nhiệt khoảng 48h. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Mận tươi sau khi khía vỏ được đưa vào "đun sên". Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Mận Bắc Hà, từ đặc sản vùng cao đến sản phẩm OCOP bền vững
Mận Tam Hoa Bắc Hà - đặc sản trứ danh của vùng cao Lào Cai nổi bật với vị ngọt thanh, giòn và đậm đà hương vị núi rừng Tây Bắc. Do vụ thu hoạch ngắn, Hợp tác xã Quang Tom (xã Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) đã thu mua mận tươi, áp dụng công nghệ chế biến thành sản phẩm sấy dẻo, giữ nguyên màu sắc, hương vị tự nhiên và kéo dài thời gian bảo quản từ 6 đến 12 tháng. Mỗi năm, hợp tác xã cung cấp ra thị trường khoảng 10 tấn mận sấy dẻo đạt chuẩn OCOP 3 sao, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương và thu nhập ổn định cho 7 xã viên. Đây không chỉ là giải pháp kinh tế hiệu quả, mở thêm đầu ra bền vững, mà còn góp phần nâng tầm giá trị nông sản địa phương, xây dựng thương hiệu đặc sản Tây Bắc. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN