Năm 2024, cả nước xuất siêu 24,77 tỷ USD
Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 70,53 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.
Chế biến sản phẩm xoài xuất khẩu sang thị trường Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản ở nhà máy của Công ty CP Rau quả An Giang (tỉnh Lâm Đồng). 
Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Tại họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024, sáng 6/1, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê cho biết, trong tháng 12, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 70,53 tỷ USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước; trong đó, xuất khẩu tăng 14,3%; nhập khẩu tăng 16,7%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,77 tỷ USD.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2024 đạt 35,53 tỷUSD, tăng 5,3% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,68 tỷ USD, tăng 8,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 24,85 tỷ USD, tăng 4%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12 tăng 12,8%; trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 17,6%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 10,9%. Trong quý IV/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 105,9 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước và giảm 2,5% so với quý III năm 2024.

Tính chung cả năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so với năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 114,59 tỷ USD, tăng 19,8%, chiếm 28,3% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 290,94 tỉ USD, tăng 12,3%, chiếm 71,7%.

Trong năm 2024 có 37 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 94,3% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 69 %).

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12.2024 đạt 35,01 tỷ USD, tăng 7,2% so với tháng trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 14 tỷ USD, tăng 13,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,01 tỷ USD, tăng 3,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12 tăng 19,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 27,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 14,2%. Trong quý IV/2024, kim ngạch nhập khẩu đạt 101,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,2% so với quý III/2024.

Tính chung cả năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 380,76 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm trước; trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 140,11 tỷ USD, tăng 19,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 240,65 tỉ USD, tăng 15,1%.

Nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2025, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục xác định việc xây dựng thể chế, chính sách là một trong ba đột phá chiến lược; trong đó, khẩn trương triển khai cụ thể Luật Điện lực (sửa đổi); tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Điện lực sửa đổi; hoàn thiện dự thảo Luật Hoá chất trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9… Ngoài ra, nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp; tích cực tham mưu tổng kết cơ chế, chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế.

Đặc biệt, tập trung khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các FTA mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Võ Văn Hưng cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các bên liên quan triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản trong nước, đàm phán mở cửa và phát triển thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2025 và các năm tới.

Đặc biệt, Bộ này sẽ chỉ đạo các đơn vị đầu mối triển khai có hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ trong Chương trình phối hợp công tác số 01/CTPH-BCT-BNNPTNT ký kết ngày 13/7/2021 "về phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nền nông nghiệp Việt Nam và khẳng định thương hiệu nông sản Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế…/.

Tin liên quan

CEBR (Anh): Quy mô kinh tế Việt Nam có thể đã lọt nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao

Trên Bảng xếp hạng liên minh kinh tế thế giới (WELT) năm 2024, Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập CEBR của Anh đánh giá quy mô GDP của Việt Nam năm 2024 đạt 450 tỷ USD, tăng 1 bậc so với năm ngoái và đạt thứ hạng 34 trên thế giới. Trung tâm trên dự báo đến năm 2029, GDP của Việt Nam sẽ đạt 676 tỷ USD, vượt con số 656 tỷ USD của Singapore.

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2045, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.  

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu

Năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.  

Năm 2024, GDP của cả nước đạt mức tăng trưởng 7,09%

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý, lạm phát thấp hơn mức mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo, kết quả trên nhiều lĩnh vực quan trọng đạt và vượt mục tiêu đề ra, là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, GDP của cả nước đạt mức tăng trưởng 7,09%

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý, lạm phát thấp hơn mức mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo, kết quả trên nhiều lĩnh vực quan trọng đạt và vượt mục tiêu đề ra, là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

‘Đô thị di sản' Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của đất nước.

Tổng Bí thư dự kỷ niệm 50 năm giải phóng Phước Long

Tối 5/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giảm còn 6,19%; có thêm 1 huyện miền núi thoát nghèo; giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.

Giữ gìn và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc qua chương trình "Xuân Quê hương" tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 4/1, lễ hội Xuân Quê hương 2025, với chủ đề “Trái tim Việt Nam”, đã diễn ra tại thành phố Osaka. Tham dự lễ hội có ông Ngô Trịnh Hà, Tổng Lãnh sự Osaka tại Nhật Bản, đại diện chính quyền Osaka, đông đảo cộng đồng người Việt Nam và bạn bè Nhật Bản.