Nam sinh viết tiếp ước mơ vào đại học của đồng bào dân tộc Chứt
Với Đức, việc được vào đại học không chỉ là niềm vui cá nhân mà còn là niềm tự hào của cả bản làng.
Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh nhận hỗ trợ em Hồ Viết Đức hàng tháng thông qua quỹ "Nâng bước em tới trường" trong suốt 4 năm Đại học. 
Ảnh: TTXVN phát

Lần thứ hai, đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có người viết tiếp ước mơ vào đại học khi mới đây em Hồ Viết Đức (sinh năm 2006) trở thành tân sinh viên Khoa Luật của Đại học Hà Tĩnh. Câu chuyện về sự nỗ lực vượt khó của Hồ Viết Đức đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho các em nhỏ nơi bản làng xa xôi của người Chứt.

Bản Rào Tre là nơi sinh sống của cộng đồng người Chứt. Từ 18 người đầu tiên được phát hiện sống trong hang đá những năm 1960, đến nay, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, địa phương, đặc biệt là sự quan tâm, đồng hành của Bộ đội Biên phòng trong quá trình đưa bà con hòa nhập cộng đồng, bản Rào Tre đã có 45 hộ dân, 158 nhân khẩu. Trước đây, khi cái ăn còn chưa đủ no, cái mặc còn chưa đủ ấm, đồng bào dân tộc Chứt không quan tâm mấy đến chuyện học hành của con cái. Bộ đội Biên phòng và các giáo viên phải đến từng nhà vận động con em người Chứt đi học.

Con đường đến trường của Hồ Viết Đức cũng không bằng phẳng như bạn bè đồng trang lứa. Đức là con đầu lòng trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở bản Rào Tre. Cha mất sớm, mẹ lại thường xuyên đau ốm, thế nhưng những khó khăn ấy không làm tắt đi "ngọn lửa ước mơ" trong em. Đức luôn khao khát được học hành để thoát khỏi cảnh nghèo khó, để có thể giúp đỡ gia đình và cộng đồng.

Lên bậc phổ thông, Đức phải vượt qua quãng đường dài để đến trường nội trú. Sống xa gia đình, thiếu thốn về vật chất nhưng Đức luôn cố gắng hết mình. Em chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường. Thầy giáo Nguyễn Mạnh Hùng, giáo viên chủ nhiệm của Đức tại Trường Trung học phổ thông dân tộc nội trú Hương Khê chia sẻ: “Đức là một học sinh chăm chỉ và có ý chí. Em luôn cố gắng vượt qua những khó khăn để đạt được kết quả tốt”.

Những ngày tháng học ở mái trường trung học phổ thông, Đức luôn nuôi dưỡng ước mơ trở thành giáo viên, em muốn mang kiến thức về cho bà con trong bản, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, sau khi được tìm hiểu thêm về pháp luật, Đức nhận ra rằng sự hiểu biết pháp luật trong cộng đồng người Chứt tại bản Rào Tre còn hạn chế dẫn đến việc bị kẻ xấu lợi dụng, lôi kéo vi phạm pháp luật. Chính vì vậy, khi đăng ký nguyện vọng, Đức đã quyết định thay đổi đăng ký sang ngành Luật.

Đức chia sẻ: “Em thấy pháp luật rất quan trọng trong đời sống, nhất là với đồng bào dân tộc. Em mong muốn được góp phần vào việc nâng cao nhận thức pháp luật cho bà con”.

Em Hồ Viết Đức được Tổ công tác biên phòng bản Rào Tre (xã Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) đưa đi nhập học tại Đại học Hà Tĩnh. 
Ảnh: TTXVN phát

Ước mơ của Đức đã trở thành hiện thực khi em nhận được giấy báo trúng tuyển vào Khoa Luật, Trường Đại học Hà Tĩnh. Để giúp Đức yên tâm học tập, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định hỗ trợ em mỗi tháng 1,5 triệu đồng theo chương trình “Nâng bước em đến trường”.

Trung tá Nguyễn Văn Thiên, Tổ trưởng Tổ công tác Biên phòng bản Rào Tre, Đồn Biên phòng Bản Giàng (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy Đức đạt được thành công như ngày hôm nay. Đây là nguồn động viên lớn cho các em học sinh khác ở bản”.

Với Đức, việc được vào đại học không chỉ là niềm vui cá nhân mà còn là niềm tự hào của cả bản làng. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy cô, gia đình và cộng đồng.

Được sự giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè, nam sinh người Chứt Hồ Viết Đức đang dần quen với cuộc sống sinh viên tại Trường Đại học Hà Tĩnh và không ngừng nỗ lực để biến giấc mơ của bản thân thành hiện thực. Ngay khi bước chân vào đại học, Hồ Viết Đức đã năng nổ tham gia nhiều hoạt động của trường. Mục tiêu của Đức là hoàn thành chương trình đại học và khao khát được trở về, có công việc ổn định tại quê hương, để có thể được chăm sóc mẹ, góp phần nhỏ của mình, cống hiến cho quê hương./.

Tin liên quan

Đồng bào Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn vững niềm tin theo Đảng

Nằm cách xa trung tâm huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) khoảng gần 10 km, xã Cán Chu Phìn có gần 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Những năm trước đây, Cán Chu Phìn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mèo Vạc với tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cao. Nhờ thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, giờ đây đồng bào dân tộc Mông ở Cán Chu Phìn đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, cùng nhau xây dựng cuộc sống mới thêm ấm no, hạnh phúc.

Tin cùng chuyên mục

9 nhà khoa học Việt Nam lọt top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới 2024

Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ). Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024.

Giải Cờ vua thế giới Olympiad 2024: Kì thủ Lê Tuấn Minh giành Huy chương Đồng

Sau 11 vòng đấu tại Giải Cờ vua thế giới Olympiad 2024, tổ chức tại Hungary, Việt Nam có được một Huy chương Đồng nhờ sự xuất sắc của Kì thủ Lê Tuấn Minh. Thành tích này giúp Lê Tuấn Minh trở thành kì thủ thứ 5 của Việt Nam giành huy chương cá nhân trong lịch sử tham dự các kì Olympiad. Đội tuyển cờ vua Việt Nam cũng đã khép lại giải đấu với vị trí 25 toàn đoàn.

Lực lượng quân đội ngâm mình trong nước lũ hỗ trợ nông dân gặt lúa

Do ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, nước sông Bùi dâng cao, tràn qua đê, gây ngập lụt khoảng 3.610 ha lúa tại huyện Chương Mỹ trong tổng số hơn 14.000 ha của Hà Nội. Nhiều diện tích lúa ở đây đang vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch, khiến người dân đối mặt với nguy cơ mất trắng mùa vụ.

Đại hội Thể thao Sinh viên Việt Nam tại Nga hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lụt

Ngày 22/9, tại khu phức hợp thể thao Đại học Kỹ thuật quốc gia Bauman ở thủ đô Moskva, LB Nga đã diễn ra Lễ bế mạc Đại hội Thể thao Sinh viên Việt Nam tại Nga năm 2024. Tham dự sự kiện có ông Vũ Sơn Việt - Tham tán, Phó trưởng Ban công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, bà Mai Nguyễn Tuyết Hoa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga phụ trách về giáo dục, đại diện các hội, đoàn người Việt Nam tại Nga, cùng hơn 600 vận động viên tham gia đại hội thể thao.

Khơi dậy tinh thần hiếu học trong cộng đồng

Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao 1.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” với tổng số tiền 1 tỷ đồng tặng học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi, người lao động tự học trên địa bàn.

Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan thi đua 5 tốt, xung kích, phát triển và hội nhập

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong không khí phấn khởi chào mừng năm học mới, ngày 21/9, tại trường Đại học King Mongkut ở thủ đô Bangkok, Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức chương trình gặp mặt chào đón tân sinh viên, giao lưu sinh viên Việt Nam toàn Thái và triển khai chương trình, công tác Hội năm học mới 2024-2025.