Thanh niên dân tộc thiểu số tiên phong thay đổi định kiến giới vì khát vọng phát triển
Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới gồm nhiều hoạt động, được triển khai đồng loạt như: Khai mạc không gian trưng bày hình ảnh/ấn phẩm tuyên truyền và các sản phẩm văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.
Các đại biểu trao đổi tại Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên dân tộc thiểu số trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới. 
Ảnh: Thu Hằng-TTXVN

Đó là chủ đề của Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên trong hai ngày 24 - 25/9/2024. Chương trình có sự tham gia của 300 cán bộ, đại biểu, giảng viên, sinh viên dân tộc thiểu số đến từ 8 trường đại học, học viện thuộc khu vực miền núi phía Bắc.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì. Mục tiêu hướng tới là nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ, hiện nay, thanh niên dân tộc thiểu số đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về nhiều mặt. Ngoài ra, tại những khu vực này vẫn tồn tại nhiều rào cản liên quan đến thói quen, tập tục lạc hậu, định kiến giới, khuôn mẫu giới và bất bình đẳng về cơ hội, điều kiện phát triển, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi, giải trí... ảnh hưởng đến sự phát triển của thanh niên, nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao nhận thức, tăng cường vai trò, tiếng nói và sự tham gia của thanh niên, sinh viên dân tộc thiểu số trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp… là mục tiêu của Chiến dịch.

Chiến dịch gồm nhiều hoạt động, được triển khai đồng loạt như: Khai mạc không gian trưng bày hình ảnh/ấn phẩm tuyên truyền và các sản phẩm văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số; Hội thảo thúc đẩy vai trò tiên phong của thanh niên dân tộc thiểu số trong thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới; giao lưu trình diễn sáng kiến truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh niên dân tộc thiểu số…

Sinh viên Vi Thị Trà Giang, lớp Đại học Khóa 3, Học viện Dân tộc phát biểu tại chương trình. 
Ảnh: Thu Hằng-TTXVN

Nhận định về khuôn mẫu giới đang ảnh hưởng tới thanh niên dân tộc thiểu số hiện nay và giải pháp, sinh viên Vi Thị Trà Giang (Lớp Đại học Khóa 3, Học viện Dân tộc) cho biết, định kiến giới và khuôn mẫu giới có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đều là nguyên nhân sâu xa dẫn tới bất bình đẳng giới. Điều này đã và đang gây ra những tồn tại, cản trở sự phát triển của cả nam và nữ, đặc biệt là thế hệ trẻ của đất nước.

Để xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu về giới đối với thanh niên và đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay, Trà Giang đề xuất, các tổ chức chính trị xã hội cần tổ chức nhiều hoạt động cập nhật dung nội dung về nâng cao nhận thức bình đẳng giới, thay đổi hành vi xây dựng các mô hình gia đình tiến bộ, tổ chức các lớp học kỹ năng sống, câu lạc bộ tình nguyện để thanh niên tham gia mở rộng mối quan hệ giao lưu văn hóa… Việc thay đổi nhận thức và hành vi là một quá trình lâu dài, cần có sự kiên trì và đầu tư bền vững, nam giới cần đồng hành cùng phụ nữ để khuyến khích phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội nhằm thúc đẩy bình đằng giới.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tập, nâng cao trình độ mọi mặt, phát huy khả năng sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh và đấu tranh xóa bỏ những phong tục, tập quán không còn phù hợp và thúc đẩy bình đẳng giới… góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nhóm đối tượng thanh niên.

Sinh viên tham quan không gian trưng bày hình ảnh/ấn phẩm tuyên truyền và các sản phẩm văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. 
Ảnh: Thu Hằng-TTXVN

Ngày càng xuất hiện nhiều học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số vượt khó vươn lên trong học tập, đạt giải cao trong các cuộc thi cấp quốc gia, khu vực; nhiều tấm gương xuất sắc, tiêu biểu trên các lĩnh vực lao động sản xuất, đi đầu trong các phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Qua đó, tạo động lực giúp sinh viên tiếp tục trở thành hạt nhân tích cực trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới, tiên phong thay đổi những định kiến giới, khuôn mẫu giới và xóa bỏ những tập tục có hại trong đời sống; có thêm những sáng kiến, cách làm hay, sáng tạo góp phần thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Những ý kiến, nội dung trao đổi tại Chiến dịch sẽ là những tư liệu quan trọng để Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các ngành liên quan rà soát, xác định những vấn đề cấp thiết đối với thanh niên, sinh viên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, làm căn cứ và cơ sở quan trọng để tiếp tục quan tâm đề xuất nội dung, giải pháp cụ thể hỗ trợ trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030.../.

Tin liên quan

Diễn đàn Thanh niên Pháp ngữ châu Á - Thái Bình Dương 2024

Với chủ đề “Việc làm, sáng tạo và đổi mới - trọng tâm của Pháp ngữ ở châu Á - Thái Bình Dương”, Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, chia sẻ thông tin, tìm kiếm giải pháp về cơ hội việc làm của thanh niên khối Pháp ngữ trong khu vực.

Tin cùng chuyên mục

9 nhà khoa học Việt Nam lọt top 10.000 nhà khoa học có ảnh hưởng thế giới 2024

Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách xếp hạng các nhà khoa học có tầm ảnh hưởng thế giới dựa trên căn cứ khai thác cơ sở dữ liệu Scopus được xây dựng bởi nhóm các nhà khoa học của Đại học Stanford (Mỹ). Việt Nam có 9 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 10.000 thế giới và 60 nhà khoa học được xếp hạng trong nhóm 100.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng thế giới trong năm 2024.

Giải Cờ vua thế giới Olympiad 2024: Kì thủ Lê Tuấn Minh giành Huy chương Đồng

Sau 11 vòng đấu tại Giải Cờ vua thế giới Olympiad 2024, tổ chức tại Hungary, Việt Nam có được một Huy chương Đồng nhờ sự xuất sắc của Kì thủ Lê Tuấn Minh. Thành tích này giúp Lê Tuấn Minh trở thành kì thủ thứ 5 của Việt Nam giành huy chương cá nhân trong lịch sử tham dự các kì Olympiad. Đội tuyển cờ vua Việt Nam cũng đã khép lại giải đấu với vị trí 25 toàn đoàn.

Lực lượng quân đội ngâm mình trong nước lũ hỗ trợ nông dân gặt lúa

Do ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, nước sông Bùi dâng cao, tràn qua đê, gây ngập lụt khoảng 3.610 ha lúa tại huyện Chương Mỹ trong tổng số hơn 14.000 ha của Hà Nội. Nhiều diện tích lúa ở đây đang vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch, khiến người dân đối mặt với nguy cơ mất trắng mùa vụ.

Đại hội Thể thao Sinh viên Việt Nam tại Nga hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lụt

Ngày 22/9, tại khu phức hợp thể thao Đại học Kỹ thuật quốc gia Bauman ở thủ đô Moskva, LB Nga đã diễn ra Lễ bế mạc Đại hội Thể thao Sinh viên Việt Nam tại Nga năm 2024. Tham dự sự kiện có ông Vũ Sơn Việt - Tham tán, Phó trưởng Ban công tác cộng đồng Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, bà Mai Nguyễn Tuyết Hoa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga phụ trách về giáo dục, đại diện các hội, đoàn người Việt Nam tại Nga, cùng hơn 600 vận động viên tham gia đại hội thể thao.

Khơi dậy tinh thần hiếu học trong cộng đồng

Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao 1.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” với tổng số tiền 1 tỷ đồng tặng học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi, người lao động tự học trên địa bàn.

Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan thi đua 5 tốt, xung kích, phát triển và hội nhập

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong không khí phấn khởi chào mừng năm học mới, ngày 21/9, tại trường Đại học King Mongkut ở thủ đô Bangkok, Hội Sinh viên Việt Nam tại Thái Lan tổ chức chương trình gặp mặt chào đón tân sinh viên, giao lưu sinh viên Việt Nam toàn Thái và triển khai chương trình, công tác Hội năm học mới 2024-2025.