Nâng tầm quan hệ Việt Nam – Singapore: Phát triển AI làm trụ cột hợp tác khoa học công nghệ
Trước thềm chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Singapore, các chuyên gia, học giả tại địa bàn sôi nổi “hiến kế” để thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới, sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia giữa hai nước, đưa KHCN trở thành động lực phát triển mới để mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Singapore, Đại sứ Việt Nam tại Singapore, ông Trần Phước Anh cho rằng: “Chuyến thăm chính thức sắp tới của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Singapore”. Hai nước cũng sẽ tập trung vào các lĩnh vực mang ý nghĩa chiến lược như chuyển đổi số, năng lượng sạch, hợp tác công nghệ và đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính...

Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chính sách về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, Đại sứ Trần Phước Anh cũng chia sẻ thêm về các lĩnh vực cụ thể, tiềm năng trong hợp tác song phương như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ bán dẫn, về trung tâm tài chính.

Đại sứ Trần Phước Anh nhấn mạnh: “Đó là những lĩnh vực mà Việt Nam đang rất cần”, cũng như có thể học tập kinh nghiệm và thúc đẩy đầu tư của Singapore.

Về phần mình, phát biểu tại một hội thảo trực tuyến do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS–Yusof Ishak) tổ chức, Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam cho rằng việc nâng cấp quan hệ song phương lên tầm cao mới sẽ có thêm ý nghĩa với quan hệ song phương, đánh dấu một năm đặc biệt với Việt Nam và Singapore.

Việt Nam và Singapore đã tiến nhanh và tiến xa trong quan hệ hợp tác, tuy nhiên còn nhiều dư địa để hai nước khai phá các cơ hội mới, khai thác sâu sắc hơn các lĩnh vực sẵn có sau khi nâng cấp quan hệ ngoại giao song phương lên mức cao nhất.

Hai bên có nhiều cơ hội hợp tác đa dạng các lĩnh vực khi nâng cấp quan hệ. Ông Jaya Ratnam kêu gọi để việc nâng cấp quan hệ thêm thực chất, mở ra định hướng cho thập kỷ tiếp theo, hai nước cần mở rộng quan hệ đối tác sang các lĩnh vực mới, tập trung vào năng lượng tái tạo, bền vững, cơ sở hạ tầng, thực phẩm, nền kinh tế số và đổi mới, kết nối. Theo Quan hệ Đối tác Xanh - Số, được khởi xướng vào năm 2023, hai nước đã dành 2 năm qua để thực thi nhiều sáng kiến cụ thể.

Phó Giáo sư Phạm Quang Cường, chuyên gia tại Singapore, cho rằng Việt Nam muốn phát triển bền vững thì cần sở hữu lĩnh vực sản xuất mạnh mẽ, ứng dụng sâu các công nghệ cao vào sản xuất, trong đó hướng sự chú ý vào phát triển và ứng dụng AI trong công nghiệp sản xuất. Ông nhấn mạnh: “Yếu tố quan trọng để giúp đất nước dân giàu nước mạnh là phải tập trung vào mảng sản xuất. Trong đó, để phát triển bền vững, Việt Nam phải sở hữu được các công nghệ sản xuất. Việt Nam phải có nỗ lực từ trong nước và đứng ra phát triển được và sở hữu được các công nghệ trong quá trình sản xuất”.

Ông Phạm Quang Cường, đồng thời cũng là nhà sáng lập Công ty Eureka Robotics tại Singapore, chia sẻ thêm mục đích các dự án của ông là phát triển được các công nghệ lõi về mảng Robotics và AI ứng dụng trong sản xuất làm cho Việt Nam có thể đứng đầu được và sở hữu các công nghệ trong sản xuất.

Việt Nam có những bước đi nhanh để đón đầu trong mảng số hóa. Điều quan trọng để phát triển bền vững là phải có nhiều ứng dụng sâu vào công nghiệp sản xuất. Trong khi đó, ứng dụng của AI và tự động hóa ở trong công nghiệp sản xuất sẽ không nhanh và khó có thể đi tắt.

Ông Phạm Quang Cường nhấn mạnh: “Ứng dụng AI và tự động hóa ở trong quá trình sản xuất cần mất nhiều thời gian, phải đi lên từng bậc để tiến lên công nghệ tiên tiến. Đấy là khó khăn và cần nhiều kiên trì để có thể phát triển bài bản”.

Để đóng góp vào thực hiện chủ trương trong nước nhằm bắt kịp và vượt trên xu hướng chung của thế giới, Phó Giáo sư Phạm Quang Cường nhìn nhận Việt Nam có nhiều lợi thế rất tốt, đặc biệt là về các thế hệ trẻ tài năng và có nhiều động lực, kỹ sư phát triển phần mềm AI có trình độ rất cao trong khi chi phí nhân công không đắt đỏ như các nước khác…

Từ quá trình phát triển ý tưởng và vận hành Eureka Robotics tại Singapore, ông Quang Cường cho rằng: “Không nhất thiết phải cần quá nhiều đầu tư cho một công ty khởi nghiệp, mà có thể sử dụng nhân lực chất lượng để phát triển sản phẩm đột phá. Đây là điểm mạnh để Việt Nam vươn lên và cạnh tranh với các công ty trên thế giới, ngay cả không có nhiều nguồn vốn”.

Việt Nam cũng có thể triển khai một số chính sách hỗ trợ, đáng kể như xây dựng các công ty khởi nghiệp có nhiều tham vọng xây dựng được các công nghệ lõi ứng dụng trong ngành sản xuất để có điểm đến cho nguồn nhân lực trẻ, tài năng về phát triển phần mềm, phát triển công nghệ AI.

Tăng cường đầu tư vào các công ty truyền thống hoặc các công ty khởi nghiệp để tạo đột phá. Vì đào tạo nhân lực chất lượng cao chỉ là điểm đầu và cần có công ty đầu ngành, tiến nhanh để có thể sử dụng nguồn nhân lực này. Chính phủ cũng có thể nghiên cứu thêm các quỹ đầu tư để mở ra các đầu tư lớn hơn giúp kích thích phát triển nhanh hơn nữa để cạnh tranh với các công ty hàng đầu thế giới.

Ông Quang Cường nói thêm: “Hiện Singapore cũng có một số chương trình để kích hoạt đầu tư cho các công ty khởi nghiệp công nghệ như vậy”.

Việt Nam đang tiến hành “cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị”, có thể coi là mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Đặt lợi ích người dân vào trung tâm của cuộc “cách mạng này”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải cải cách hành chính “thực chất”, phục vụ nhân dân, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống cho người dân.

Cũng như nhiều quốc gia đang tiến nhanh trong xây dựng thành phố thông minh, Singapore hiện đang đẩy mạnh ứng dụng AI trong hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục. Một số ứng dụng có thể tích hợp tới 40 thủ tục hành chính có hỗ trợ AI để người dân dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng tiếp cận. Singapore cũng xây dựng các phần mềm, ứng dụng AI làm “trợ lý ảo” cho các nhân viên hành chính công để thúc đẩy hiệu quả làm việc, giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính…

Việt Nam cũng xác định rõ còn nhiều tồn tại, “điểm nghẽn” về thủ tục hành chính đã và đang gây cản trở, làm lỡ cơ hội phát triển, từ đó đặt ra nhu cầu cấp bách phải cải cách thủ tục hành chính, tinh giảm bộ máy…

Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu đánh giá: “Việt Nam rất chú trọng vào vấn đề khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo… AI tạo ra những mô thức mới trong quản trị, nhất là biện pháp và cải thiện tốc độ”. Theo Giáo sư Minh Khương, cần nhìn nhận AI là một bước có tính cách mạng trong quản lý, quản trị, giúp thay đổi nhiều quy trình, quy chế theo kiểu cũ, chuyển đổi theo hướng “giảm quản lý, tăng quản trị”.

Việt Nam và Singapore nếu hợp tác hiệu quả có thể tạo ra sức mạnh và những giá trị lớn. Đúc rút kinh nghiệm từ mô hình của Singapore, Giáo sư Vũ Minh Khương nhấn mạnh: “Có thể giải quyết bài toán cho toàn bộ các cơ quan hành chính chính phủ, có bước tiến thần tốc, hoàn thiện căn bản bộ máy chính phủ theo nền tảng số…”.

Giáo sư cũng nêu một số giải pháp như thành lập các nhóm đặc trách về quan hệ Việt Nam - Singapore, giúp chính phủ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính công, hợp tác về xây dựng trung tâm dữ liệu; kêu gọi việc nghiên cứu, kế thừa kinh nghiệm của Singapore, chủ động hơn để tìm kiếm đối tác hợp tác trong vấn đề này.

Với những quyết tâm chính trị và các chính sách KHCN vừa được thông qua, cùng những xung lực mạnh mẽ từ Tổng Bí thư và các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, Giáo sư Vũ Minh Khương bày tỏ lạc quan rằng “Việt Nam có thể tiến nhanh và rất xa trong tương lai” trên con đường đi đến thành công, phồn vinh của dân tộc./.

Đỗ Vân – Tất Đạt – Ngọc Khương

Tin cùng chuyên mục

Nữ bác sĩ tận tâm chữa bệnh, cứu người

Khoa Tuyến vú do bác sĩ Chí phụ trách liên tiếp nhận được những lá thư bày tỏ lòng biết ơn từ bệnh nhân và người nhà. Những lá thư ấy là sự trân trọng đối với chuyên môn, sự tận tâm, tận tụy của bác sĩ đối với người bệnh.

2 tháng năm 2025: Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 35,5%

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 6,90 tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2024. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 2,95 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2024.  

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” diễn ra từ ngày 9-13/3/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn và ấn tượng. Lễ hội là sự kiện thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975-10/3/2025); đồng thời là dịp để tôn vinh văn hóa cà phê, người trồng cà phê và ngành cà phê; quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng hình ảnh thành phố Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê của thế giới”.  

PGS.TS Nguyễn Minh Tân và PGS.TS Đặng Thị Mỹ Dung được trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024

Giải thưởng Kovalevskaia năm 2024 được trao cho 2 nhà khoa học nữ là PGS.TS Nguyễn Minh Tân - Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển Ứng dụng các Hợp chất Thiên nhiên, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Hóa và Khoa học Sự sống, Đại học Bách Khoa Hà Nội và PGS.TS Đặng Thị Mỹ Dung - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Nano, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, với những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, đóng góp quan trọng góp phần vào sự phát triển của đơn vị, của ngành, nhiều kết quả nghiên cứu đi vào ứng dụng thực tiễn, chuyển giao công nghệ hàng tỉ đồng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.  

Vai trò và đóng góp của phụ nữ trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước

Với hơn 50,1% dân số, 46,8% tỷ trọng lực lượng lao động trung bình của cả nước, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực vươn lên bằng tài năng, trí tuệ và trách nhiệm, các tầng lớp phụ nữ khẳng định vai trò to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.  

Ấn tượng với chương trình nghệ thuật Áo dài với cuộc sống

Trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2025, chương trình nghệ thuật Áo dài với cuộc sống - Vietnam Beauty Fashion Fest với chủ đề “Sắc - Son” đã tạo được nhiều ấn tượng trong lòng khán giả tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Triển lãm “Việt Nam mở cửa” - không gian đối thoại của nghệ thuật đương đại Việt Nam tại Pháp

Trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang, tại thủ đô Paris của Pháp đã khai mạc Triển lãm nghệ thuật “Việt Nam mở cửa” (Vietnam Opening doors). Triển lãm, do nhóm “11:11 Group” tổ chức, quy tụ các nghệ sĩ, thương hiệu và nhà thiết kế Việt Nam nổi tiếng và mới nổi, trong đó mỗi người mang đến góc nhìn riêng về một quốc gia đang trải qua sự hồi sinh nghệ thuật sôi động.