Nhằm thu hút và nâng cao văn hóa đọc trong học sinh phổ thông, các trường học trên địa bàn tỉnh Bình Định đã tích cực triển khai xây dựng mô hình thư viện xanh, thư viện thân thiện với không gian mở, gắn liền với thiên nhiên, tổ chức được nhiều hoạt động tạo hứng thú cho học sinh đọc sách. Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN Một độc giả cao tuổi đến tìm cho mình những cuốn sách ưng ý. Ảnh: Minh Quyết – TTXVN Sách luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của bạn đọc tại Ngày Hội sách và văn hóa đọc Việt Nam tại Đắk Nông. Ảnh: Nguyên Dung - TTXVN Học sinh, sinh viên, những người yêu sách tìm, đọc những quyển sách mà mình thích ngay tại Thư viện sách miễn phí số 66 phố Chùa Láng (quận Đống Đa, TP Hà Nội). Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh thích thú với những cuốn sách tại Hội sách với chủ đề “Mở trang sách – Vẽ ước mơ”. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN Thư viện Làng Sen – lan tỏa văn hóa đọc trên quê hương Bác. Ảnh: Tá Chuyên – TTXVN Không gian hiện đại và các đầu sách phong phú hấp dẫn các bạn nhỏ đọc sách trong Thư viện Văn hóa Thiếu nhi thuộc Thư viện Quốc gia Việt Nam (Hà Nội). Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN Ra mắt không gian "Tri thức xanh" với nhiều đầu sách điện tử tại Bến Tre. Trong xã hội hiện đại, các thiết bị thông minh đã góp phần quan trọng để phát triển văn hóa đọc ở mọi lúc, mọi nơi. Ảnh: Chương Đài - TTXVN Hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, khắp từ Bắc tới Nam, đem đến những tri thức quý báu cho mọi độc giả. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN Đại biểu tham quan trưng bày Tủ sách Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và khai trương Tủ sách Chi bộ điện tử. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN Xe thư viện lưu động mang tri thức đến với người dân vùng cao Sơn La. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN Không gian “Thư viện xóm đảo” được anh Nguyễn Văn Pháp, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) tự bỏ tiền xây dựng, giúp học sinh làm quen với văn hóa đọc, góp phần mở mang tri thức. Ảnh: Lê Ngọc Phước- TTXVN Thư viện tỉnh Bắc Giang cấp thẻ miễn phí cho tất cả bạn đọc nhằm lan tỏa văn hóa đọc đến tất cả mọi đối tượng trong địa bàn. Ảnh: Đồng Thúy-TTXVN Đại diện Trung tâm Dịch vụ Truyền thông, Chi nhánh Nhà Xuất bản Thông tấn giới thiệu sách và các ấn phẩm của Thông tấn Xã Việt Nam đến những người yêu sách tại tỉnh Cà Mau. Ảnh: Kim Há-TTXVN Anh Nguyễn Văn Tâm thường xuyên đưa hai con đến Đường Sách TP. Hồ Chí Minh (đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1) để các bé làm quen với việc đọc sách ngay từ nhỏ. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu - TTXVN Ngoài việc cung cấp nhiều đầu sách, Đường Sách TP. Hồ Chí Minh cũng là nơi chia sẻ sách để lan tỏa văn hóa đọc. Ảnh: Hoàng Anh Tuấn - TTXVN Học sinh trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Yên Bình (Yên Bái) đọc sách tại thư viện. Hệ thống thư viện công cộng đã phát triển từ tỉnh tới huyện và đang vươn tới nhiều xã trên toàn quốc, bao gồm 64 thư viện tỉnh, 587 thư viện huyện và khoảng 10.000 thư viện và tủ sách cơ sở ở xã. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN Học sinh trường THCS Trưng Vương đọc sách trong lễ phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Thành phố Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng – TTXVN Các em nhỏ đọc sách tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh trong dịp Hè. Ảnh: Hồng Đạt - TTXVN
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam - xây dựng đời sống văn hóa tinh thần và một xã hội phát triển bền vững
09/07/2024 18:40 GMT+
Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của sách, khuyến khích mọi người đọc sách, hình thành thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức. Đồng thời góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam. Từ đó xây dựng một xã hội ham đọc, đáp ứng với xã hội thông tin, nền kinh tế tri thức và một xã hội phát triển bền vững, thể hiện sự hội nhập của Việt Nam với thế giới trong lĩnh vực văn hóa, xuất bản…. Ảnh: TTXVN