Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài cuối: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài cuối: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Có thể khẳng định lãng phí tài sản công gắn liền với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Như vậy, để có thể chặn đứng “căn bệnh trọng” này và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hướng tới hình thành một văn hóa ứng xử trong thời đại mới, nhất thiết cán bộ, đảng viên phải là những người nêu gương.
Nhiều thuận lợi để phát triển điện hạt nhân

Nhiều thuận lợi để phát triển điện hạt nhân

Năm 2009, Việt Nam đã nghiên cứu, triển khai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, nhưng do nhiều yếu tố mà phải tạm dừng dự án. Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều chuyển biến tích cực. Chính vì vậy, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới để xây dựng một chiến lược dài hạn. Đây là điều cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đạt mục tiêu Netzero .
Huyện biên giới Mường Tè quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo

Huyện biên giới Mường Tè quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo

Những năm qua, tỉnh Lai Châu đã sử dụng nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục tại huyện Mường Tè. Nhờ đó, diện mạo ngành giáo dục đã thay đổi rõ nét, từng bước đáp ứng tốt công tác dạy và học tại các điểm trường, trường học khu vực biên giới phía Bắc.
Kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu

Kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu

Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng và tác động lớn tới đời sống của người dân, hạ tầng đường sá, sản xuất nông nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế... Bão qua đi để lại những bài học về kinh nghiệm ứng phó, cùng với đó là các giải pháp bền vững và dài hạn để chủ động đối phó, hạn chế thiệt hại trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đây là những giải pháp, hành động cần có theo tinh thần Kết luận số 81-KL/TW ngày 4/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Ngày 25/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Lễ trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảm nhiệm chức danh Thường trực Ban Bí thư thay đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và chủ trì Lễ trao Quyết định. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư cùng đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng.
Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 1)

Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 1)

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết: "Để thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, đòi hỏi tiếp tục phải đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và xử lý hài hòa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ và phát huy vị trí, vai trò của từng nhân tố này trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó cần chú ý các vấn đề cơ bản...". Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Đảng ta là Đảng cầm quyền, sự lãnh đạo của Đảng là tuyệt đối, trực tiếp, toàn diện, bao trùm mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là biện pháp, cách thức để thực hiện thành công mục tiêu của Đảng ta đã được xác định trong Điều lệ Đảng: "xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản".
Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 2)

Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 2)

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ để Nhân dân tham gia hoạt động quản lý Nhà nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức khoa học, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hoạt động công vụ phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, thực hiện quyền hạn theo chức trách, thẩm quyền, có sự thanh tra, kiểm tra chặt chẽ.
Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 3)

Các vấn đề cơ bản cần chú ý trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Phần 3)

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định: Trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, Nhân dân được xác định là người làm chủ theo quy định pháp luật và vận hành theo nguyên tắc "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Tuy nhiên, để có dân chủ thực chất thì bên cạnh việc phải có hệ thống pháp luật hoàn thiện theo các tiêu chí của Nhà nước pháp quyền XHCN thì sự vận hành hiệu quả của hệ thống chính trị cũng phải đáp ứng, phù hợp với nguyên tắc thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.
Tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chỉ ra: Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhận thức về tầm quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có lúc, có nơi chưa đồng đều. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao; hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân... Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã làm suy giảm ý nghĩa, vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trên thực tiễn.
Kết quả gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

Kết quả gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết: Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 9/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề về Nhà nước pháp quyền XHCN. Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong gần 2 năm qua, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, xây dựng pháp luật có nhiều đổi mới, năng lực phản ứng chính sách được nâng cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh...
Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều nay 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái với 100% đại biểu có mặt tán thành. Các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; các nghị quyết khác có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.