Những nội dung cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc lịch sử. Trong 4 năm cuối đời, cứ vào trung tuần tháng 5, vài ngày trước sinh nhật, Người lại dành thời gian để viết và sửa những lời dặn dò trong Di chúc. Từng câu, từng lời trong Di chúc là kết tinh của sự suy xét, trù tính thấu đáo, vừa cụ thể, vừa bao quát toàn bộ công việc, từ việc riêng cho đến những việc trọng đại của quốc gia, dân tộc. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, một văn kiện ở tầm cương lĩnh về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, định hướng cho tương lai phát triển của dân tộc. Cho đến ngày nay, Di chúc của Người đã luôn đồng hành, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sáng 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công xây dựng Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình– Hải Phòng (đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình) và Lễ khởi công xây dựng Khu công nghiệp Hưng Phú, tỉnh Thái Bình.
Trưa 11/5 (theo giờ địa phương), tại Moskva, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga. Tổng Bí thư Tô Lâm, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Chernyshenko dự Diễn đàn. Cùng dự có một số thành viên đại biểu cấp cao Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và đông đảo doanh nghiệp hai nước.
Ngày 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày tại LB Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Chuyến thăm với nhiều hoạt động và gần 20 thỏa thuận được ký kết đã thực sự là sự kiện chính trị và văn hoá nổi bật tại Moskva trong những ngày qua. Phóng viên TTXVN tại Moskva đã trao đổi với một số nhà học giả, chuyên gia tại nước sở tại về những kỳ vọng lớn lao từ chuyến thăm.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, định nghĩa về mùa Xuân của dân tộc không chỉ dừng lại ở mùa Xuân của đất trời, của vạn vật, mà cao cả hơn là hướng đến mùa Xuân của dân tộc độc lập, tự do, mùa Xuân của CNXH. Trong bài viết “Cách mạng tháng Mười Nga mở đầu cho các dân tộc trên thế giới” (tháng 11/1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Sau mùa Đông lạnh lùng, là mùa Xuân ấm áp. Sau đêm tối mù mịt, đến rạng đông sáng tươi. Sau những thế kỷ nô lệ, là thời đại độc lập tự do, chủ nghĩa xã hội”.
Ngày 10/5, tại Trụ sở Duma Quốc gia, thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến với Chủ tịch Duma Quốc gia Liên bang Nga Vyacheslav Volodin trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Ngày 9/5 (Theo giờ địa phương), tại thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev.
Kết luận phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) vào sáng 11/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo nhấn mạnh, mỗi căn nhà là “một món quà”, “một mái ấm”, thể hiện trách nhiệm, tình thương, tình dân tộc, nghĩa đồng bào, sự sẻ chia của cả cộng đồng.
Chiều tối 10/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Sáng 10/5, Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 17, trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với đầu cầu 49 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ yêu thiên nhiên mà còn có những tư tưởng và hành động thiết thực về trồng cây, gây rừng, bảo vệ môi trường. Với Người, trồng cây không chỉ là công việc nông, lâm đơn thuần mà còn có ý nghĩa quan trọng là giáo dục đạo đức lao động, đặc biệt là nâng cao ý thức trách nhiệm của Nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sống. Người chọn việc trồng cây là điểm xuất phát để bảo vệ môi trường và kêu gọi mọi người ra sức trồng cây, gây rừng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Sự nghiệp trồng cây được Chủ tịch Hồ Chí Minh xem trọng như sự nghiệp trồng người.