Niềm tin của doanh nghiệp đang trở lại
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 6 tháng đầu năm 2025, cả nước đã có 152.700 doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội. Ảnh minh họa: Anh Tuấn/TTXVN

Lần đầu tiên, tổng số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 6 tháng cao hơn 1,2 lần số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Bên cạnh đó, số vốn đăng ký bổ sung của doanh nghiệp đang hoạt động vào nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm là hơn 1.957,2 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2024.

Những kết quả trên đã cho thấy hiệu quả bước đầu của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân; đồng thời cũng phản ánh niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào triển vọng phục hồi và phát triển.

Theo các chuyên gia kinh tế, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Quốc hội, Chính phủ thời gian qua, như tiếp tục giảm, gia hạn nộp một số loại thuế để kích thích tiêu dùng và giảm chi phí cho doanh nghiệp; việc sửa 4 luật về đầu tư, 9 luật trong lĩnh vực tài chính; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh và cá nhân khởi nghiệp…, đã có những tác động tích cực đến cộng đồng doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2025. Đây dấu hiệu tích cực, thể hiện sự thích nghi và niềm tin của doanh nghiệp đối với các chính sách phát triển kinh tế. Khi doanh nghiệp sẵn sàng tăng vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, cũng đồng nghĩa họ đã nhìn thấy cơ hội trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Sự gia tăng mạnh mẽ số lượng doanh nghiệp thành lập mới là tín hiệu tích cực, phản ánh những động lực kinh tế nội tại đang từng bước được khơi thông. Nhiều lĩnh vực như xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, dịch vụ, sản xuất công nghiệp trong 6 tháng đầu năm đều ghi nhận dấu hiệu phục hồi. Cùng với đó, các chỉ số vĩ mô như tăng trưởng GDP, kiểm soát lạm phát và giải ngân đầu tư công cũng đạt kết quả khả quan.

Sản xuất ô tô tại nhà máy Vinfast thuộc Tập đoàn kinh tế tư nhân Vingroup ở Cát Hải, Hải Phòng. Ảnh: An Đăng/TTXVN

Đặc biệt, Nghị quyết 68/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đã bắt đầu đi vào thực tiễn, góp phần thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn. Tiếp đó là Nghị quyết 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt là bước đi mang tính đột phá, nhằm tạo cơ chế đủ mạnh thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân, đang chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp tại Việt Nam.

Những kết quả nêu trên thật đáng khích lệ, nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiện đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó đoán định. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân ở nước ta có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị hạn chế. Mặc dù đã xuất hiện đội ngũ doanh nghiệp lớn và vừa, nhưng chưa thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt nền kinh tế; chưa có các dự án quy mô tầm cỡ, nhất là trong các lĩnh vực mới, có tính chủ đạo để tạo động lực bứt phá, lan tỏa, hỗ trợ tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tỷ trọng đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mới như sản xuất năng lượng sạch, chip, vi mạch, bán dẫn, hydrogen... còn nhiều hạn chế.

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước. Đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích. Với quan điểm phát triển đột phá, lấy phát triển để duy trì ổn định, ổn định để thúc đẩy phát triển, đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, tạo nền tảng vững chắc để tăng trưởng hai con số từ năm 2026 nhằm hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn về kỷ nguyên phát triển mới. Đây là áp lực rất lớn, nhưng cũng là cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có sự thay đổi lớn với sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, dòng vốn đầu tư dịch chuyển, nhất là rủi ro về “cuộc chiến thương mại” toàn cầu đang hiện hữu.

Để tạo động lực cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển bứt phá như Nghị quyết 68/NQ-TW đã đề ra, cải cách môi trường kinh doanh là giải pháp hết sức quan trọng và cần sự vào cuộc khẩn trương mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương.

Cùng với sự nỗ lực, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp; cùng với đó, tăng cường giám sát việc các cấp, các ngành thực thi đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục có những cải cách đột phá nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường đầu tư cởi mở, thân thiện, an toàn, bình đẳng; xây dựng thể chế minh bạch và hiệu quả; có cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp trong nước tham gia các dự án trọng điểm quốc gia, một số lĩnh vực mới, có lợi thế, tiềm năng… Đây là trợ lực hết sức quan trọng để doanh nghiệp bứt phá, đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực kỹ thuật định danh hài cốt liệt sĩ

Phòng thí nghiệm ADN mới sẽ giúp đội ngũ cán bộ Việt Nam tiến hành phân tích ADN trên quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu trong việc giải trình tự các mẫu hài cốt lâu năm; mở ra khả năng khớp nối dữ liệu với mẫu thân nhân thông qua nền tảng sinh học phân tử tiên tiến.

Thành phố Hà Nội: Hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học

Chiều 9/7/2025, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội năm học 2025-2026. Thời gian hỗ trợ trong năm học 2025-2026, tính theo số ngày ăn thực tế và không quá 9 tháng/năm học. Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025-2026 khoảng 3.063 tỷ đồng. Số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh.

Mở đường cho dòng vốn quốc tế vào thị trường Việt Nam

Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn quốc tế nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, chính sách cải cách mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi.

Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 9/7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp tập trung đánh giá việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ sau Phiên họp thứ 5; thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc, trong đó có việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, thân nhân, gia đình liệt sĩ; rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp phù hợp mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Thủ tướng yêu cầu dứt khoát hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8, đúng dịp chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9; riêng việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, thân nhân, gia đình liệt sĩ hoàn thành trước ngày 27/7/2025 để tỏ lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng bằng những việc làm thiết thực, cụ thể.

18/34 địa phương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo Trung ương về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước ngày 9/7/2025, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thông tin: Đến hết ngày 8/7/2025, đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho cả ba nhóm đối tượng gồm: người có công với cách mạng, hộ dân được hỗ trợ nhà ở theo hai Chương trình mục tiêu quốc gia và hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện thụ hưởng từ Chương trình phát động toàn quốc.

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội): Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống. Việc ghi danh bánh cuốn Thanh Trì vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là dấu mốc quan trọng để bảo tồn, tôn vinh và quảng bá rộng rãi hơn giá trị văn hóa, ẩm thực độc đáo của làng nghề, góp phần làm phong phú thêm tinh hoa ẩm thực của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Hà Nội kết nối phát triển du lịch làng nghề, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Ngày hội hiến máu “Giọt hồng An Giang”

Với thông điệp “Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi”, Ngày hội hiến máu “Giọt hồng An Giang” thu hút sự tham gia của trên 500 đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong toàn tỉnh và dự kiến tiếp nhận hơn 300 đơn vị máu.