Thành phố Hà Nội: Hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học
Chiều 9/7/2025, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định cơ chế hỗ trợ bữa ăn bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội năm học 2025-2026. Thời gian hỗ trợ trong năm học 2025-2026, tính theo số ngày ăn thực tế và không quá 9 tháng/năm học. Dự kiến kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ bữa ăn bán trú cho 100% học sinh tiểu học năm học 2025-2026 khoảng 3.063 tỷ đồng. Số đối tượng được hỗ trợ khoảng 768.000 học sinh.
Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn quốc tế nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, chính sách cải cách mạnh mẽ và môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi.
Ngày 9/7/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Phiên họp tập trung đánh giá việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ sau Phiên họp thứ 5; thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn quốc, trong đó có việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, thân nhân, gia đình liệt sĩ; rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp phù hợp mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Thủ tướng yêu cầu dứt khoát hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8, đúng dịp chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9; riêng việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, thân nhân, gia đình liệt sĩ hoàn thành trước ngày 27/7/2025 để tỏ lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng bằng những việc làm thiết thực, cụ thể.
Tại Phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo Trung ương về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước ngày 9/7/2025, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thông tin: Đến hết ngày 8/7/2025, đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho cả ba nhóm đối tượng gồm: người có công với cách mạng, hộ dân được hỗ trợ nhà ở theo hai Chương trình mục tiêu quốc gia và hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện thụ hưởng từ Chương trình phát động toàn quốc.
Nghề làm bánh cuốn Thanh Trì của Hà Nội vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tri thức dân gian, Nghề thủ công truyền thống. Việc ghi danh bánh cuốn Thanh Trì vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là dấu mốc quan trọng để bảo tồn, tôn vinh và quảng bá rộng rãi hơn giá trị văn hóa, ẩm thực độc đáo của làng nghề, góp phần làm phong phú thêm tinh hoa ẩm thực của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Hà Nội kết nối phát triển du lịch làng nghề, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Với sự hỗ trợ của Thương vụ Việt Nam tại Anh và Hiệp hội dệt may Việt Nam, 10 doanh nghiệp dệt may đã trưng bày các sản phẩm may mặc và phụ kiện thời trang độc đáo tại Source Fashion London, diễn ra từ ngày 8-10/7 tại London, thu hút nhiều nhà bán lẻ Anh và quốc tế.
Với thông điệp “Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi”, Ngày hội hiến máu “Giọt hồng An Giang” thu hút sự tham gia của trên 500 đoàn viên, thanh niên, sinh viên trong toàn tỉnh và dự kiến tiếp nhận hơn 300 đơn vị máu.
Tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Tháp Bà Pô Nagar và Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tri thức khai thác và chế biến Trầm hương Khánh Hòa.
Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần bổ sung quan điểm: đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước”; “Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội”.
Những thành tựu qua gần 40 năm Đổi mới, đặc biệt là thời gian gần đây đã cho thấy con đường để phát triển đất nước do Đảng ta vạch ra đang ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn.
Sáng 10/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành Phiên họp thứ 47. Chủ trì và phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tập trung xem xét, cho ý kiến 8 nội dung lớn.