Phát huy hiệu quả Tổ công nghệ số cộng đồng trong vùng dân tộc thiểu số
Sóc Trăng đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân; gắn mục tiêu chuyển đổi số với tuyên truyền về nghị quyết, kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.

Tỉnh Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, Tổ công nghệ số cộng đồng ở địa phương này đã phát huy hiệu quả, giúp người dân áp dụng công nghệ trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình.

* Hiệu quả từ cơ sở

Tổ trưởng công nghệ số cộng đồng ở Sóc Trăng được tham gia các lớp tập huấn kỹ năng về công nghệ số. 
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Xã Trường Khánh (huyện Long Phú) có hơn 44% dân số là đồng bào Khmer. Gia đình ông Lý Dên (ấp Trường Thành B, xã Trường Khánh) là hộ Khmer, hơn một năm trước, ông được Tổ công nghệ số cộng đồng vận động thực hiện chuyển đổi số như cài đặt ứng dụng VNeID, thanh toán không dùng tiền mặt, nhóm Zalo cộng đồng thông tin chính sách pháp luật của nhà nước, thời tiết nông vụ của địa phương...

Ông Lý Dên cho hay, gia đình ông sản xuất 1 héc-ta lúa. Nhờ nhóm Zalo cộng đồng thông tin về thời tiết, tình hình mặn xâm nhập, vụ lúa Hè Thu vừa qua, diện tích lúa của gia đình tránh được nước mặn xâm nhập, ông dự trữ nước ngọt sản xuất và phòng tránh sâu bệnh, từ đó chi phí sản xuất giảm 20% so với vụ trước. Cũng theo ông Lý Dên, thực hiện chuyển đổi số rất phù hợp trong giai đoạn hiện nay, có nhiều tiện ích cho người dân và tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, giúp nông dân sản xuất hiệu quả.

Theo ông Lê Văn Được, Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng (ấp Trường Thành B, xã Trường Khánh), thời gian qua, thành viên trong Tổ luôn thực hiện phương châm “ đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động người dân tham gia chuyển đổi số như hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID, ví điện tử thanh toán tiền trực tuyến… từ đó người dân đồng tình hưởng ứng. Đặc biệt, các Tổ thực hiện nhóm Zalo cộng động thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nước, thời tiết nông vụ địa phương, tình hình an ninh trật tự…, từ đó giúp nhân dân địa phương nắm bắt kịp thời thông tin phục vụ đời sống và sản xuất.

Nhờ công nghệ số nên nông dân Sóc Trăng theo dõi được thời tiết nông vụ, thông tin dịch hại phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Ông Nguyễn Văn Nhì, Chủ tịch UBND xã Trường Khánh cho biết, để thực hiện tốt công tác chuyển đổi số trên địa bàn, UBND xã triển khai 7 Tổ công nghệ số cộng đồng với 49 thành viên, thành lập 55 nhóm Zalo (836 thành viên). Thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn cài đặt dịch vụ công cho trên 8.326 tài khoản để đăng ký hồ sơ trực tuyến.

Địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân; gắn mục tiêu chuyển đổi số với tuyên truyền về nghị quyết, kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Cùng với đó tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện để tổ chức, người dân tiếp cận dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp, ông Nguyễn Văn Nhì cho biết thêm.

* Nâng cao chất lượng

Ông Lê Tuấn Đạt, Văn phòng Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số - Cục Chuyển đổi số quốc gia trình bày tổng quan về Tổ công nghệ số cộng đồng cho các tổ trưởng công nghệ số cộng đồng tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. 
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Huyện Long Phú có 11 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 9 xã (61 ấp), toàn huyện có 26.291 hộ, với 93.360 nhân khẩu. Ông Hồ Quốc Hùng, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Long Phú (Thường trực Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số huyện Long Phú) cho biết, huyện có 73 Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện trao đổi thông tin từ huyện đến các ấp của các xã, thị trấn; người dân tham gia đạt 50,6% dân số toàn huyện. Thành viên Tổ công nghệ số hướng dẫn trực tiếp người dân sử dụng smartphone, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt (đạt 100%); tuyên truyền qua nhóm Zalo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến người dân, đạt 98%.

Theo lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng, sau 2 năm triển khai, đến nay toàn tỉnh có 775 Tổ công nghệ số cộng đồng ở các ấp, khóm với 5.045 thành viên đang phát huy hiệu quả tích cực.

Người dân xem thông tin chính sách pháp luật nhà nước qua nhóm Zalo cộng đồng. 
Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Nhiệm vụ chính của Tổ công nghệ số cộng đồng là tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số như các ứng dụng VNeID, Công dân Sóc Trăng, Zalo OA Sóc Trăng, STV… Cùng với đó, tham gia sàn thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, hướng dẫn người dân truy cập và sử dụng dịch vụ công trực tuyến… Ngoài ra, Tổ công nghệ số cộng đồng còn hỗ trợ thêm công tác tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hoạt động của địa phương đến với người dân.

Ông Nguyễn Minh Chiến, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng cho biết, Sở tiếp tục phối hợp cơ quan, doanh nghiệp phát động chiến dịch ra quân “đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân sử dụng dịch vụ, ứng dụng để phát triển kinh tế số” dự kiến diễn ra từ ngày 1-10/10/2024.

Cũng theo ông Nguyễn Minh Chiến, Sở có kế hoạch thường xuyên tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn, phổ biến, cập nhật kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin mạng cho thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng. Đối với xã, phường thị trấn, chính quyền địa phương tiếp tục kiện toàn thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng phù hợp đặc điểm khu dân cư; tận dụng nhóm Zalo hỗ trợ công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Để Phở trở thành thương hiệu quốc gia

Phở Nam Định và Phở Hà Nội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tuy nhiên, sau khi công nhận là di sản, thì phở sẽ cần phải làm gì để trở thành một thương hiệu quốc gia, cũng như tận dụng lợi thế sẵn có. Đó cũng là những trăn trở của chính người làm phở và yêu phở Việt Nam.

Cung thiếu nhi Hà Nội - Công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ khánh thành Cung thiếu nhi Hà Nội và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) được UBND thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể vào sáng 21/9/2024. Cung thiếu nhi Hà Nội được xây dựng trên khu đất gần 40.000 m2 tại khu công viên hồ điều hòa CV1 trong khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, gồm hai khối nhà, trong đó khối nhà A (trước) có nhà hát, rạp phim...; khối nhà B có thư viện, tháp thiên văn, nhà thi đấu, bể bơi... Việc đưa công trình vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, thi đấu thể thao và rèn luyện thể chất cho thiếu nhi Thủ đô; tạo môi trường thuận lợi để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển những tài năng tương lai của thành phố.

Festival Thu Hà Nội 2024

Ngày 20/9/2024, Lễ hội Festival Thu Hà Nội sẽ chính thức khai mạc tại khu vực Hồ Gươm - trái tim của Thủ đô. Với nhiều hoạt động sôi nổi, đầy màu sắc cùng những giá trị truyền thống văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của mùa thu Hà Nội, Lễ hội hứa hẹn sẽ mang đến cho người dân Thủ đô và du khách những trải nghiệm thú vị, nhiều ý nghĩa.

Từ 20/9/2024: Hà Nội triển khai thẻ ảo offline cho hành khách tham gia vận tải công cộng

Từ 20/9/2024, Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội triển khai thẻ vé tháng ảo offline (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thủ đô. Loại hình thẻ vé ảo áp dụng cho toàn bộ thẻ vé tháng và thẻ miễn phí đi xe buýt trên toàn mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của thành phố Hà Nội. Đặc biệt, hành khách có thể sử dụng hình thức thẻ ảo offline tham gia giao thông công cộng kể cả khi không có mạng internet.

Hàng không mở bán vé máy bay Tết sớm phục vụ người dân

Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán 2025, các hãng hàng không Việt Nam đã đồng loạt mở bán vé tết. Theo đó, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) mở bán gần 1,5 triệu chỗ, Vietjet mở bán 2,6 triệu chỗ.

Bắc Ninh - Kinh Bắc, khởi sắc đầu tư

Chiều 22/9, dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn Đảng bộ, Chính quyền, quân và dân, doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh nỗ lực, phấn đấu “khai phá tiềm năng, khẳng định chính mình, kiên định mục tiêu, kiến tạo thịnh vượng” để “Bắc Ninh văn hiến, hội tụ tinh hoa, đoàn kiết kiên cường, phồn vinh hạnh phúc”.

Thành phố Hồ Chí Minh tìm kiếm đối tác phát triển thị trường Halal tại Malaysia

Theo phóng viên TTXVN tại Malaysia, trong khuôn khổ Triển lãm Halal quốc tế lần thứ 20 (MIHAS-20) tại Kuala Lumpur, đoàn đại biểu 22 doanh nghiệp Việt Nam do Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức đã tham dự sự kiện và ký 3 Bản ghi nhớ (MoU) với các nhà phân phối - nhập khẩu tại Malaysia. Đây là 22 doanh nghiệp thuộc các ngành thực phẩm và đồ uống (F&B), chế biến, thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng, gia vị, nước sốt và nông sản…