Thành phẩm trà từ hoa và vỏ cà phê của các doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk - một hình thức đa dạng hóa các sản phẩm từ cà phê. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Công đoạn tách vỏ cà phê để làm trà. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Đại biểu tham quan các sản phẩm từ cà phê, ca cao của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN.
Cà phê đặc sản của trang trại Aeroco Coffee đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Ông Lê Đình Tư, chủ trang trại Aeroco Coffee, thành phố Buôn Ma Thuột, kiểm tra chất lượng cà phê đặc sản. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Cà phê đặc sản được phơi trong nhà lưới theo quy trình nghiêm ngặt tại trang trại Aeroco Coffee để đảm bảo chất lượng. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Nhân công loại bỏ trái cà phê xanh để đảm bảo nguyên liệu làm cà phê đặc sản. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Container cà phê thành phẩm đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ nông trại EDE. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới
Tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện lộ trình đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Buôn Ma Thuột cần tập trung vào các dòng cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản để định vị thương hiệu và khiến thị trường cao cấp trên thế giới chú ý. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được 5 “Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam – Vietnam Amazing Cup” với sự thẩm định của những chuyên gia hàng đầu về cà phê đặc sản trong nước và quốc tế. Trong đó, có gần 200 mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản với nhiều mẫu có hương vị đặc sắc. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN