Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2025
Sáng 6/5, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4 năm 2025 để thảo luận và cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Thời gian qua và trong tháng 4, tình hình thế giới tiếp tục có những khó khăn, thách thức ảnh hưởng tới phát triển kinh tế- xã hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ.

Nhờ đó, kinh tế vĩ mô ổn định; chỉ số giá tiêu dùng bình quân ở mức 3,2%. Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Đặc biệt, kết cấu hạ tầng tiếp tục được đẩy nhanh, trong đó đồng loạt khởi công, khánh thành 80 công trình, dự án trọng điểm, hạ tầng chiến lược kỷ. Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng cao hơn cùng kỳ, vốn FDI thực hiện đạt cao nhất giai đoạn 2020 -  2025.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện. Phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát được lan tỏa mạnh mẽ. Chính trị - xã hội được ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước ngày càng nâng lên.

Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô vẫn tiềm ẩn rủi ro; tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ tiếp tục diễn biến phức tạp; một số dự án đình trệ, chậm tiến độ; chế, pháp luật vẫn còn bất cập; đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn; tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng tiềm ẩn yếu tố phức tạp…

Sau khi thảo luận, trao đổi với các thành viên Chính phủ về các vấn đề quan trọng; kết luận phiên họp, phân tích tình hình thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo, phải kiên trì, kiên định và chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để thực hiện bằng được các mục tiêu lớn, có tính chiến lược là thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi cho phát triển đất nước.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức rà soát lại công việc theo chức năng nhiệm vụ để khắc phục những hạn chế, yếu kém; khẩn trương thể chế hóa, cụ thể hóa, triển khai quyết liệt, hiệu quả các Nghị quyết của Bộ Chính trị, nhất là 4 nghị quyết 57, 59, 66, 68 của Bộ Chính trị mới ban hành gần đây; khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội Nghị quyết và trình Chính phủ chương trình hành động triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác xây dựng, thực thi pháp luật và về phát triển kinh tế tư nhân.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, không để gián đoạn công việc, ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; chuyển trạng thái từ "xin - cho" cung cấp dịch vụ công sang trạng thái "chủ động" phục vụ, cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp; ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; đẩy nhanh tiến độ thi công; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp hài hòa, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm tăng trưởng tín dụng hợp lý; tiếp tục tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tăng cường quản lý thu, phấn đấu tăng thu 15%; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển; thực hiện tốt các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí; đẩy mạnh phát hành trái phiếu ra công chúng; quản lý tốt thị trường vàng, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.

Thủ tướng nhấn mạnh phải tiếp tục xử lý có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài; chú trọng các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; chuẩn bị chu đáo, tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh; chuẩn bị khởi công 80 công trình, dự án lớn trên cả nước và Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp này; tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát; đẩy mạnh thực hiện Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và có giải pháp cụ thể thúc đẩy chính sách tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội./.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Những bước phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế. Thứ năm, thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, cùng cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Nghị quyết chuyên đề đặc biệt với nhiều quyết sách chiến lược

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Nghị quyết đặt ra mục tiêu cụ thể, năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi… để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước...

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Mục tiêu chính của Nghị quyết là tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch; nhân dân thực sự làm chủ; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; quản lý, quản trị xã hội hiện đại, kiến tạo sự phát triển; nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Các khoản hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú từ 1/5/2025

Theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/5/2025, cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ tiền để mua giấy, truyện tranh, sáp màu, bút chì, đồ chơi và các đồ dùng, học liệu học tập khác; chăn, màn và các đồ dùng cá nhân cho trẻ em nhà trẻ bán trú với mức kinh phí là 1.350.000 đồng/trẻ em nhà trẻ bán trú/năm học; Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của trẻ em nhà trẻ bán trú với định mức là 5KW điện/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú và 1m3 nước/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú; Được hỗ trợ kinh phí để thực hiện quản lý buổi trưa đối với nhóm trẻ em nhà trẻ với định mức là 700.000 đồng/tháng/nhóm trẻ em nhà trẻ và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.

Từ 1/5/2025: Trẻ em học tại nhà trẻ bán trú thuộc vùng khó khăn được hỗ trợ tiền ăn trưa

Điểm mới đáng chú ý nhất của Nghị định số 66/2025/NĐ-CP là đã bổ sung trẻ em nhà trẻ bán trú (từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi) vào diện được thụ hưởng chính sách hỗ trợ chăm sóc từ nguồn ngân sách nhà nước. Sự bổ sung này không chỉ góp phần phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.