Phương án sắp xếp bộ máy và bố trí cán bộ, công chức, viên chức về xã
Về phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Bộ Nội vụ cho biết chuyển biên chế cấp huyện hiện nay để bố trí biên chế cho đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp...
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. 
Ảnh: Hoàng Hùng -TTXVN

Bộ Nội vụ cho biết đang trình Chính phủ xem xét, thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của 34 tỉnh, thành phố và giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

* UBND cấp xã gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch

Việc sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, tổ chức của chính quyền địa phương khi sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm nguyên tắc thống nhất và gắn với việc sắp xếp tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Tổ chức HĐND và UBND cấp xã tại các đơn vị hành chính cấp xã hình thành mới sau sắp xếp thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi). Theo đó, dự kiến về cơ cấu tổ chức HĐND cấp xã thành lập 2 Ban là Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.

Về chức vụ, chức danh và số lượng đại biểu HĐND, HĐND cấp xã gồm Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch; Trưởng ban và 1 Phó Trưởng ban Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Xã hội; các đại biểu HĐND của đơn vị hành chính cấp xã. Việc bố trí chức danh chuyên trách của HĐND cấp xã thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi) và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Cơ cấu tổ chức UBND cấp xã gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và ủy viên theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 (sửa đổi).Việc tổ chức các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp xã thực hiện theo quy định của Chính phủ.

* Sắp xếp trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa tuyến huyện tổ chức cung ứng dịch vụ theo địa bàn khu vực

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. 
Ảnh: Công Luật - TTXVN

Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện hiện nay để chuyển giao, thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Theo đó, dự kiến đối với lĩnh vực giáo dục, giữ nguyên các trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non công lập và chuyển giao cho chính quyền địa phương cấp xã quản lý. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc UBND cấp huyện hiện nay dự kiến chuyển về Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và tổ chức lại để thực hiện cung ứng dịch vụ theo địa bàn khu vực (liên xã, phường).

Đối với lĩnh vực y tế, duy trì các trạm y tế xã, phường hiện có để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn. Căn cứ vào diện tích, quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp xã mới có thể tổ chức lại thành 1 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp xã, nhưng trước mắt vẫn giữ các trạm y tế cũ bố trí làm các “điểm trạm” phục vụ việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa bàn ở đơn vị hành chính cấp xã (cũ). Đối với các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa thuộc UBND cấp huyện hiện nay dự kiến chuyển về Sở Y tế quản lý để sắp xếp, tổ chức cung ứng dịch vụ theo địa bàn khu vực (liên xã, phường).

Việc tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công khác trên địa bàn đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

* Biên chế cấp huyện hiện nay được bố trí biên chế cho đơn vị hành chính cấp xã mới

Về phương án và lộ trình bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Bộ Nội vụ cho biết chuyển biên chế cấp huyện hiện nay để bố trí biên chế cho đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay nghiên cứu để cơ bản bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị hành chính cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.

Trước mắt giữ nguyên số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện, cán bộ, công chức của cấp xã hiện có để bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã mới và thực hiện rà soát, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm trong thời hạn 5 năm cơ bản theo đúng quy định của Chính phủ.

Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp thẩm quyền quản lý. Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị hành chính cấp xã mới thực hiện chế độ phụ cấp theo quy định.

Kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Việc giải quyết chế độ, chính sách cho đối tượng này thực hiện theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Việc bố trí, sử dụng trụ sở, xử lý tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thực hiện theo quy định của Chính phủ về sắp xếp lại, xử lý tài chính, tài sản công và hướng dẫn của Bộ Tài chính; bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Theo Bộ Nội vụ, tại các Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của từng địa phương, UBND các tỉnh, thành phố đã có phương án, kế hoạch sắp xếp, bố trí, sử dụng, đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, bảo đảm điều kiện làm việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã mới./.


Tin liên quan

Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, toàn diện để Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh”

Trong bài diễn văn tại Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Tự hào về Đảng quang vinh và những chiến công vĩ đại của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta càng nỗ lực xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, toàn diện để Đảng thật sự “là đạo đức, là văn minh”, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tri của dân tộc và thời đại, xứng đáng với niềm tin, sự lựa chọn và sự kỳ vọng của Nhân dân. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện thành công cuộc cách mạng về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, kiên quyết đẩy lùi nạn tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và tệ quan liêu. Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu có đủ phẩm chất, trí tuệ, tận tâm, tận lực, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của đất nước và Nhân dân.

Bộ Chính trị họp về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Sáng 3/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp, cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện Nghị quyết Trung ương 11 khóa XIII, các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.

Không gián đoạn giải quyết thủ tục hành chính sau sáp nhập

Liên quan đến việc kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng Chính Phủ đã ký ban hành văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện để bảo đảm triển khai hiệu quả, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Ghi nhận tại các khu vực thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị thực hiện sắp xếp, tinh gọn.  

Không để gián đoạn việc phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhiệm vụ cấp bách triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân (phần 4 và hết)

Trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách sau đây: Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách.

Bốn nhiệm vụ cấp bách triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân (phần 3)

Trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách sau đây: Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách.

Bốn nhiệm vụ cấp bách triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân (phần 2)

Trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách sau đây: Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách.

Bốn nhiệm vụ cấp bách triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân (phần 1)

Trong bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế”, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân - động lực mới phát triển kinh tế trong thời gian tới. Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 68, cần tập trung thực hiện một số công tác cấp bách sau đây: Thứ nhất, triển khai quyết liệt, hiệu quả các công tác sớm đưa Nghị quyết của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Thứ hai, khẩn trương thể chế hoá các quan điểm của Đảng thành pháp luật và bảo đảm thực hiện nghiêm minh trong toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân. Thứ ba, đặc biệt quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, thúc đẩy phát triển xã hội có tư tưởng khởi nghiệp, khát vọng làm chủ, đặc biệt trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Thứ tư, xây dựng đội ngũ doanh nhân thật sự trở thành “chiến sỹ” trên mặt trận kinh tế, tham gia thực chất trong hoạch định chính sách.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ.