Quốc hội xem xét việc đề nghị sửa đổi Luật Quốc tịch
Tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 17/5, Quốc hội thảo luận tại tổ để xem xét việc đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Quốc hội xem xét việc đề nghị sửa đổi Luật Quốc tịch

Thảo luận tại tổ, các ý kiến khẳng định, Luật Quốc tịch Việt Nam sau nhiều năm thực thi đã bộc lộ một số bất cập, chưa theo kịp yêu cầu quản lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật là cần thiết nhằm bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, khắc phục vướng mắc trong thực tiễn, tạo thuận lợi cho người dân và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch.

Thực tiễn cho thấy, một số quy định đã bộc lộ những bất cập, như tại Điều 19 về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam: Thiếu cơ chế đặc thù cho những người gốc Việt ở nước ngoài muốn trở về quê hương; cho nhóm người có hoàn cảnh nhân đạo, có vợ/chồng là người Việt, hoặc có đóng góp cho đất nước; chưa phản ánh đúng chủ trương “đại đoàn kết dân tộc” và thu hút người tài, người Việt toàn cầu về với Tổ quốc. Do đó,  các đại biểu đề nghị nên giữ nguyên các điều kiện cơ bản, nhưng đồng thời mở rộng đối tượng được đặc cách, miễn một hoặc một số điều kiện trong các trường hợp đã nêu.

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu đánh giá, việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập. Do vậy cần phải đánh giá tác động một cách toàn diện và sâu sắc hơn các nội dung sửa đổi để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời giúp việc tổ chức quản lý, sử dụng nguồn lực ngân sách thực sự hiệu quả./.

Tin cùng chuyên mục

Phân cấp, phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương

Chiều 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Chính phủ chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Nghị quyết 66-NQ/TW: Kim chỉ nam trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật  

Trong không khí thiêng liêng và hào hùng của dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Nghị quyết số 66-NQ/TW cùng với các Nghị quyết số 57 (Đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia), Nghị quyết 59-NQ/TW (hội nhập quốc tế trong tình hình mới), Nghị quyết 68-NQ/TW (phát triển kinh tế tư nhân) được coi là bộ tứ chiến lược. Trong đó Nghị quyết 66 chính là kim chỉ nam trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đột phá về thể chế để đất nước vươn mình.