Quy định 144-QĐ/TW: Giải pháp đưa đạo đức cách mạng trở thành căn cốt của văn hóa Đảng
Bộ Chính trị xây dựng và ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới là rất cần thiết, đáp ứng đòi hỏi về cả lý luận và thực tiễn.
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu chủ trì buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. 
Ảnh: TTXVN phát

Với sự đồng lòng, quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong tổ chức triển khai thực hiện, Quy định 144-QĐ/TW ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả, thực sự là nội dung, giải pháp quan trọng làm cho đạo đức cách mạng trở thành căn cốt của văn hóa Đảng. Phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu về nội dung này.

* Phóng viên: Thưa ông, Quy định số 144-QĐ/TW có ý nghĩa như thế nào với công tác xây dựng Đảng ở Bắc Giang?

* Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng ta luôn quan tâm, đề cao việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Trong 3 nhiệm kỳ Đại hội XI, XII, XIII, Đảng ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, Quy định với tinh thần quyết tâm, quyết liệt để đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”; kết hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả giữa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực và trong nước có cả thời cơ, thuận lợi, khó khăn và thách thức đan xen, đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và mặt trái của nền kinh tế thị trường đang tác động nhiều mặt đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của nước ta, nhất là bốn nguy cơ (nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch) mà Đảng đã chỉ ra từ Đại hội VII vẫn còn tồn tại, có mặt gay gắt hơn. Nguy hại nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin; suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xuất hiện ở một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Xuất phát từ nhu cầu cấp bách, việc Bộ Chính trị xây dựng và ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới là rất cần thiết, đáp ứng đòi hỏi về cả lý luận và thực tiễn. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đồng lòng, quyết tâm cao, nỗ lực lớn trong tổ chức triển khai thực hiện, Quy định số 144-QĐ/TW sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả, thực sự là  nội dung, giải pháp quan trọng làm cho đạo đức cách mạng trở thành căn cốt của văn hóa Đảng, là tấm gương phản chiếu để mỗi cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”, đồng thời khẳng định quyết tâm của Đảng ta trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

* Phóng viên: Vậy, sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144-QĐ/TW, việc triển khai các nội dung của Quy định và vận dụng vào thực tiễn ở Bắc Giang như thế nào, thưa ông?

* Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu: Ngay sau khi Bộ Chính trị ban hành Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã sớm chỉ đạo triển khai thực hiện Quy định trong toàn Đảng bộ tỉnh Bắc Giang. Chỉ đạo triển khai tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Quy định trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; đăng trên Bản tin sinh hoạt chi bộ và chỉ đạo đồng loạt phổ biến Quy định 144-QĐ/TW đến các đảng viên ngay trong kỳ sinh hoạt tháng 6/2024.

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức các điểm cầu ở cả 3 cấp kết nối trực tuyến với điểm cầu Trung ương, đồng thời chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, đoàn thể tổ chức cho toàn bộ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên nghiên cứu Quy định số 144-QĐ/TW và Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Qua đó giúp mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên có nhận thức sâu sắc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng trong giai đoạn mới, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ tỉnh.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang cụ thể hóa các nội dung Quy định 144-QĐ/TW phù hợp để triển khai trong toàn Đảng bộ tỉnh. Trong đó yêu cầu, các cấp ủy bổ sung nội dung Quy định 144-QĐ/TW vào các nghị quyết, quy chế, quy định có liên quan của cấp ủy, cơ quan, đơn vị để thực hiện; sửa đổi, bổ sung các chuẩn mực đạo đức, các quy định, tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; đưa nội dung Quy định 144-QĐ/TW vào nội dung các bài giảng phù hợp để thực hiện giảng dạy, nghiên cứu, học tập tại Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm chính trị cấp huyện. Các cấp ủy tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy định 144-QĐ/TW để mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phát huy tốt vai trò nêu gương trong thực hiện chuẩn mực đạo đức cách mạng và tự soi, tự sửa, tự hoàn thiện bản thân, thực hiện tốt cam kết nêu gương hàng năm; chỉ đạo việc tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng bộ tỉnh về Quy định 144-QĐ/TW…

* Phóng viên: Tỉnh ủy Bắc Giang gắn việc thực hiện các nội dung trong Quy định 144-QĐ/TW với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ chí Minh; chuẩn bị công tác nhân sự cho Đại hội Đảng bộ các cấp như thế nào, thưa ông?

* Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Nguyễn Văn Gấu: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang yêu cầu, các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị trong thực hiện Quy định 144-QĐ/TW phải gắn với thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết, Kết luận Trung ương 4 khóa XI, XII, XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; Quy định số 101-QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp…

Tỉnh ủy chỉ đạo bổ sung nội dung chuẩn mực đạo đức theo tinh thần Quy định 144-QĐ/TW vào đăng ký việc làm theo Bác và cam kết hằng năm nhằm ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đưa việc thực hiện Quy định 144-QĐ/TW vào kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tập thể, cá nhân hàng năm. Tỉnh ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, vi phạm các chuẩn mực đạo đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Đồng thời, tăng cường kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên; kịp thời xem xét, xử lý đảng viên vi phạm chuẩn mực đạo đức cách mạng theo thẩm quyền.

Thời điểm này, các cấp uỷ đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, trong đó công tác chuẩn bị nhân sự là một trong những vấn đề trọng tâm, quyết định thành công của Đại hội. Nhân sự cũng là mối quan tâm hàng đầu của cấp uỷ và nhân dân. Triển khai Quy định 144-QĐ/TW gắn với công tác nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp, Tỉnh ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lựa chọn nhân sự cấp uỷ khoá mới bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Chỉ thị số 35-CT/TW, đồng thời, phải vận dụng các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới để lựa chọn, đánh giá tiêu chuẩn của cán bộ bầu vào cấp ủy khóa mới, nhiệm kỳ 2025 -2030, bảo đảm lựa chọn được người đủ đức, đủ tài, đủ bản lĩnh chính trị, có năng lực thực tiễn, … để tham gia cấp ủy khóa mới; đồng thời thanh lọc những cán bộ không đủ phẩm chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,... ra khỏi bộ máy lãnh đạo các cấp. Chỉ đạo nghiên cứu, biên tập Văn kiện trình đại hội phải thể hiện rõ nét việc quan tâm và đề cao công tác giáo dục, rèn luyện chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ 2025-2030.

* Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn ông!

Đồng Thúy (thực hiện)

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Tránh lãng phí sách giáo khoa

Có những cuốn sách giáo khoa (SGK) được phụ huynh mua cho con đầu năm học theo danh sách nhà trường yêu cầu, nhưng tới lúc bế giảng vẫn chưa được dùng một lần.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Một trong những lãnh tụ cách mạng quan trọng nhất của lịch sử nhân loại

Bên lề Hội thảo “Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh” diễn ra tại Buenos Aires mới đây, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Uruguay, Juan Castillo, khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc Việt Nam là một trong những lãnh tụ cách mạng quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tấm gương vĩ đại trong cuộc đấu tranh chống thực dân

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương vĩ đại trong cuộc đấu tranh của các dân tộc trên thế giới chống lại sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân và đế quốc vì độc lập và tự do. Đây là lời khẳng định của quyền Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Argentina, Jorge Kneyness.

Du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045: Định hướng đầu tư phát triển

Trên cơ sở định hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, ngành du lịch xác định các dự án lớn, có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cả nước và theo vùng để ưu tiên đầu tư phát triển. Cụ thể, tổ chức, phát triển hệ thống doanh nghiệp du lịch có thương hiệu, năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng du lịch khu vực và thế giới; đa dạng hóa các mô hình doanh nghiệp du lịch phù hợp với xu hướng và yêu cầu phát triển. Phát triển nguồn nhân lực du lịch bảo đảm đủ số lượng, yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu thị trường và phù hợp với các định hướng phát triển...

Những lĩnh vực ưu tiên phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045

Theo định hướng đầu tư phát triển du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tổng nhu cầu đầu tư phát triển du lịch (dự kiến) khoảng 3.600 nghìn tỷ đồng. Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư gồm: Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; phát triển sản phẩm du lịch và xây dựng thương hiệu du lịch Quốc gia; phát triển nguồn nhân lực du lịch; xúc tiến quảng bá và phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch. Các khu vực tập trung ưu tiên đầu tư là các khu vực động lực phát triển du lịch, các địa điểm tiềm năng phát triển thành Khu du lịch Quốc gia…

Lắng đọng hành trình kết nối lịch sử trên đất nước Chùa Tháp

Gần nửa thế kỷ từ thời điểm chế độ do Pol Pot đứng đầu cầm quyền, tiến hành cuộc diệt chủng tàn bạo sát hại hơn hai triệu người ở Campuchia, có rất ít thông tin về phương thức tản cư bắt buộc của lực lượng cầm quyền lúc bấy giờ bằng phương tiện tàu hỏa với quy mô lớn, tái phân bố dân cư, cải tạo xã hội bằng những biện pháp phản khoa học, gắn với hành vi diệt chủng tàn bạo bậc nhất trong lịch sử loài người.

Hoan hỉ mùa Vu Lan báo hiếu trong cộng đồng Phật tử Việt Nam tại LB Nga

Trong những ngày tháng Bảy âm lịch, cùng với Phật tử cả nước, bà con Việt Nam đang làm ăn, học tập và sinh sống tại LB Nga cũng đang hướng về mùa Vu Lan báo hiếu, tưởng niệm tri ân công ơn sinh thành, dưỡng dục trời biển của ông bà, cha mẹ, thầy cô, cùng nhau hướng về quê hương nguồn cội.

55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Sự kết tinh tư tưởng và đạo đức của một nhân cách lớn

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Buenos Aires nhân dịp kỷ niệm 55 thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2024) và 55 năm Ngày mất của Người (02/9/1969-02/9/2024), Tổng biên tập báo Resumen Latinoamericano, Carlos Aznares khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, là người đã gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới thời đại. Ông nhấn mạnh Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh tư tưởng và đạo đức của một nhân cách lớn.