Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp
Với mong muốn tạo môi trường cởi mở với tinh thần cầu thị, không khí gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh đã chọn 1 ngày trong tháng là ngày doanh nhân. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của các doanh nhân về quyết tâm và hành động thực tiễn của các cấp chính quyền.
Doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp Yên Phong mở rộng, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Ảnh: Thanh Thương- TTXVN

Trong không khí thân tình, thân mật, không có khoảng cách hay sự phân biệt giữa lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và doanh nghiệp, mọi người cùng uống nước, thưởng thức điểm tâm, chia sẻ về vấn đề gặp phải trong công việc hay hiến kế đóng góp cho tỉnh để doanh nghiệp có thể phát triển.

Với chủ đề “Tháo gỡ vướng mắc về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất”, trong buổi gặp mặt doanh nhân tháng 10, đã có rất nhiều vướng mắc của các doanh nghiệp đưa ra và được các cơ quan, ban ngành, tỉnh Bắc Ninh giải đáp thấu đáo, qua đó, tiếp tục củng cố niềm tin về môi trường đầu tư thông thoáng.

Ông Nguyễn Bình Minh, Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Đầu tư xây dựng phát triển thương mại Thanh Bình, thành phố Băc Ninh chia sẻ: Tại buổi gặp mặt, doanh nghiệp, ông có băn khoăn nội dung nhà đầu tư có quyền được đề xuất dự án đối với các dự án nhà ở khu đô thị đã có trong danh mục thu hút dự án đầu tư, phù hợp với quy hoạch phân khu. Câu hỏi này được lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh trực tiếp giải đáp ngay trong buổi gặp gỡ. Điều này đã giúp doanh nghiệp có căn cứ để thực hiện các bước đầu tư tiếp theo.

Theo ông Minh, chương trình gặp gỡ doanh nhân đưa chính quyền đến gần doanh nghiệp hơn. Đặc biệt, những đề nghị trước đây thường gửi theo đường công văn, giấy tờ, hay mất nhiều thời gian để doanh nghiệp tìm hiểu, đến nay, doanh nghiệp được trực tiếp đặt câu hỏi và chỉ ít phút sau sẽ có câu trả lời trực tiếp từ các ngành, địa phương liên quan hay từ các lãnh đạo tỉnh. Qua đó, góp phần xóa bỏ rào cản giữa chính quyền và doanh nghiệp, khẳng định sự sẵn sàng chào đón, giải quyết, tháo gỡ từ lãnh đạo tỉnh, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Đình Thái, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản tỉnh Bắc Ninh cho biết, thời gian qua, hoạt động kinh doanh bất động sản gặp nhiều khó khăn; trong đó, khoảng 2 năm gần đây các dự án bất động sản không triển khai được, hoạt động môi giới bất động sản ảm đạm, nhiều thành viên trong hiệp hội chuyển sang các lĩnh vực khác. Tại hội nghị gặp gỡ doanh nhân, nội dung câu hỏi doanh nhân được các ngành, chức năng tỉnh trả lời thỏa đáng. Đặc biệt sau từng nội dung, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ rõ ràng cho từng ngành, đơn vị. Ông hy vọng thời gian tới, những khó khăn sẽ được khắc phục, doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào tỉnh.

Ông Lin Hyun Seong, Giám đốc khu vực Tổng Công ty nhà đất Hàn Quốc LH khẳng định: “Chúng tôi đánh giá rất cao buổi gặp gỡ giữa chính quyền và doanh nghiệp. Trước đây, chúng tôi cũng đã tham gia các cuộc đối thoại hằng năm, đến nay tỉnh Bắc Ninh triển khai hằng tháng, giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn liên quan đến việc thực thi các chính sách. Điều này khiến cho chúng tôi thấy thân mật và gần gũi, dường như không có khoảng cách giữa doanh nghiệp và chính quyền”.

Với môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn lao động dồi dào, Bắc Ninh đã và đang khẳng định được vị thế là một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. Đặc biệt, không chỉ phát huy những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, thời gian qua, các lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao kinh tế, tổ chức nhiều đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại các quốc gia trên thế giới. Trong nước, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh đã chủ động đến, làm việc, tháo gỡ khó khăn ở các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Khẳng định lãnh đạo tỉnh luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp, vừa qua trong chương trình gặp mặt Kỷ niệm Ngày doanh nhân Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn cam kết đồng hành, luôn lắng nghe, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh; mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục đổi mới, sáng tạo ý tưởng kinh doanh, tham gia nhiều hơn, sâu hơn chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu và các lĩnh vực tỉnh đang xúc tiến đầu tư; xây dựng văn hóa doanh nhân Kinh Bắc đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh tinh thần “5 cùng” của lãnh đạo tỉnh với cộng đồng doanh nghiệp: Cùng nghĩ, cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển và cùng tự hào; đồng thời chúc cộng đồng doanh nghiệp tỉnh ngày càng phát triển mạnh mẽ và có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng tỉnh Bắc Ninh giàu đẹp, văn minh.

Thống nhất tinh thần trên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn nhấn mạnh, với quan điểm “Tỉnh Bắc Ninh luôn coi khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của tỉnh và thành công của doanh nghiệp, chính là thành công của tỉnh”, từ tháng 10/2024, tỉnh khởi động Chương trình gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân hàng tháng vào ngày 13, nhằm lắng nghe, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Với sự năng động này, chính quyền đang xây đắp củng cố niềm tin của các nhà đầu tư khi chọn Bắc Ninh là điểm đến khởi nghiệp và phát triển. Cùng đó, Bắc Ninh cũng công khai, minh bạch thông tin về hoạt động của cơ quan nhà nước trong tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh; nhận diện các "nút thắt" và nâng cao tính khả thi của các chính sách cải cách.

Điều đó đã được minh chứng khi các doanh nghiệp gặp khó khăn ở đâu, đoàn lãnh đạo tỉnh xuống tháo gỡ ở đó. Gần đây, ngay sau khi nắm được thông tin một số doanh nghiệp hạ tầng khu công nghiệp Gia Bình, Gia Bình II, Thuận Thành III-phân khu B, Thuận Thành II còn gặp khó khăn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn cùng đoàn công tác gồm các lãnh đạo tỉnh, một số ngành, địa phương liên quan trực tiếp đến các dự án lắng nghe những thuận lợi, khó khăn trong triển khai dự án thể hiện sự đồng hành và thấu hiểu, sâu sát và trách nhiệm.

Những vướng mắc của doanh nghiệp về điều chỉnh quy hoạch, giải phóng mặt bằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các nhà đầu tư thứ cấp, nguồn vật liệu san nền… được Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo hướng giải quyết, giao cho từng cơ quan chức năng có thẩm quyền trực tiếp phối hợp với doanh nghiệp, qua đó, tạo niềm tin cho doanh nghiệp tiếp tục đầu tư, phát triển. Điều đó tạo nên thành công của tỉnh với kết quả thu hút đầu tư trong tỉnh khá ấn tượng.

Trong 10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút đầu tư FDI đứng đầu cả nước, đăng ký cấp mới (tăng 40 dự án, tăng 13% so với cùng kỳ) với tổng số vốn đăng ký mới đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng 75,2% cùng kỳ). Ngoài ra, điều chỉnh vốn cho 162 dự án, tăng 27,6% cùng kỳ, với số vốn điều chỉnh tăng hơn 2,7 tỷ USD, tăng 478,2% cùng kỳ. Tỉnh Bắc Ninh đặt mục tiêu thu hút khoảng 7 tỷ USD vốn FDI trong năm 2024.

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã và đang nỗ lực, quyết tâm cao triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung vào cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Bắc Ninh cũng đang nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và tích cực tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng của tỉnh.../.

Tin liên quan

Tránh tạo cơ chế “xin-cho” trong đầu tư công

Các địa phương trên cả nước đang tăng tốc, dồn sức với quyết tâm cao nhất đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, để đạt được mục tiêu, trong quý IV/2024, các bộ, ngành Trung ương và địa phương cần quyết liệt tháo gỡ những vấn đề liên quan đến thể chế, chính sách quy định liên quan đến các thủ tục về đất đai, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nhất là có cơ chế tháo gỡ, điều phối chung gỡ những điểm nghẽn về nguồn vốn kết hợp, ODA.

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng chiến lược về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Tổng Bí thư khẳng định: Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền XHCN cần phải liên tục được hoàn thiện để thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phát huy dân chủ, vì con người, công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Tổng Bí thư cũng đưa ra các giải pháp để đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp: Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Các quy định của luật phải mang tính ổn định, có giá trị lâu dài; luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc; không cần quá dài. Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao Chính phủ, địa phương quy định để bảo đảm linh hoạt trong điều hành. Tuyệt đối không hành chính hóa hoạt động của Quốc hội; luật hóa các quy định của Nghị định và Thông tư...

Đơn giản hóa thủ tục hành chính khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo chương trình, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, xem xét một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực "làm sạch" không gian mạng

Sự phát triển không ngừng nghỉ và sức lan tỏa mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới thời gian qua đã kéo theo không chỉ những lợi ích mà còn cả không ít nỗi lo ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Đặc biệt là hậu quả khôn lường từ tin giả, thông tin xấu độc, kích động bạo lực, vi phạm đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục được phát tán từ các nền tảng xuyên biên giới. Thực tế cho thấy ở nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật để tăng cường quản lý, hạn chế mặt trái, phát huy những điểm tích cực, làm sạch không gian mạng.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo chương trình, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, xem xét một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 3: Chung tay vì nguồn sống phong phú

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) xác định rằng, chống đánh bắt cá IUU, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển ngành thủy sản bền vững là một vấn đề toàn cầu cần có sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cộng đồng quốc tế đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp thực thi pháp luật và hỗ trợ lẫn nhau. Không đứng ngoài nỗ lực chung này, Việt Nam đã hợp tác cùng nhiều chính phủ để đấu tranh chống IUU và bảo vệ nguồn sống phong phú từ đại dương.

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 2: Những nỗ lực bền bỉ

Là một quốc gia ven biển có số lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu cá trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5% sản lượng thủy sản toàn cầu. Việc ngăn chặn, loại trừ, tiến tới xóa bỏ tình trạng IUU là nhiệm vụ bắt buộc để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” mà Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng, qua đó phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế. Đây là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, điều này đã được thể chế hóa thông qua Luật Thủy sản năm 2017.

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 1: Quyết liệt hành trình "đổi màu"

Tài nguyên biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người, cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo sinh kế cho hàng triệu người. Ngành thủy sản đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ven biển. Tuy nhiên, khai thác thủy sản quá mức, sử dụng ngư cụ hủy diệt và thiếu quản lý hiệu quả đang dẫn đến tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường biển, nguồn lợi thủy sản và sự phát triển bền vững của ngành, gây thiệt hại kinh tế hằng năm từ 10-23 tỷ USD. Chùm bài “Tương lai Xanh cho nghề cá” do các phóng viên TTXVN tại nước ngoài thực hiện đã phác họa bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến chống khai thác IUU, kinh nghiệm trong việc gỡ “thẻ vàng” của các nước mà Việt Nam có thể học hỏi cùng quyết tâm hợp tác quốc tế để phát triển và khai thác bền vững nguồn lợi thủy hải sản.

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Thụy Điển, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, truyền thông, báo chí nước sở tại, Văn phòng Chính phủ và chuyên trang của Tập đoàn công nghệ Ericson có nhiều đăng bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai.

Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu Peru

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 14/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp tiêu biểu Peru.