Sử dụng công nghệ đưa học sinh về miền lịch sử
Ngày 1/2/1942, trên báo “Việt Nam Độc lập” số 117 phát hành tại chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Nên học sử ta”. Bài báo mở đầu bằng 2 câu thơ: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Đây cũng là câu mở đầu của tập diễn ca “Lịch sử nước ta” được Việt Minh Tuyên truyền Bộ xuất bản vào cùng tháng 2/1942.
Sử dụng công nghệ đưa học sinh về miền lịch sử

Với tổng thể 208 câu thơ lục bát dễ hiểu, dễ thuộc, Bác đã tóm lược trên 30 mốc quan trọng trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc, nêu những tấm gương oanh liệt trong bảo vệ Tổ quốc, chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Bài viết của Bác cách đây hơn 80 năm vẫn còn nguyên giá trị. Soi rọi vào đó cùng những bài học trong thế kỷ 20 và thực tế giảng dạy lịch sử trong những năm gần đây, chúng ta càng thấy cần phải đặt lịch sử vào vai trò nền tảng cho phát triển đất nước, càng phải thấy sự cấp thiết phải khuyến khích học sinh hiểu rõ và nắm chắc lịch sử nước mình.

Và sử dụng công nghệ giúp cuộc sống thêm màu sắc chính là cách mà anh Nguyễn Khắc Duy, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Khánh Hòa lựa chọn để truyền cảm hứng yêu lịch sử, văn hóa dân tộc cho các bạn trẻ tại Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, Khánh Hòa.

Anh Nguyễn Khắc Duy -Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Khánh Hòa: Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ A.I và sử dụng nó để biến những ý tưởng của mình thành những hình ảnh, video clip để tái hiện lại hình ảnh văn hóa, lịch sử địa phương nói riêng, đất nước nói chung, nhằm phục vụ công tác tuyền truyền. Những hình ảnh của nhân các vật lịch sử, những trận đánh từ chính lời văn, những kiến thức lịch sử trong sách để biến thành những bộ phim hoạt hình, hoặc biến thành hình ảnh đẹp, sát với thực tế nhất và các em sẽ vừa nắm kiến thức, vừa tạo ra sản phẩm để các về sau tạo một niềm tự hào cho chính mình.

Với việc sử dụng các ứng dụng công nghệ, anh Nguyễn Khắc Duy đã tạo nên nhiều hình ảnh, clip về văn hóa và lịch sử của đất nước. Từ các sản phẩm của mình, anh Duy đã khiến cho những bài giảng hấp dẫn, sống động, đáp ứngviệc dạy và học cho học sinh trong giai đoạn mới, cũng như yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Em Trần Ngô Huy Hải, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, Khánh Hòa: về cách làm hình ảnh, video bằng việc mình sử dụng AI để mình tải lại hình ảnh, rồi mình dùng tiếng Anh, tiếng Việt biến nó thành một văn bản khác. Thứ hai là dễ dàng truyền cảm hứng, gợi đến các bài học khác. Nhờ đó, em cảm thấy bài học ý nghĩa hơn.

Em Nguyễn Ngọc Trinh - Trường Phổ thông Hermann Gmeeiner, Khánh Hòa: Học như thế này giúp em dễ tiếp thu hơn, những bài học có hình ảnh sinh động, dễ đọng lại trong trái tim học sinh.

Đưa học sinh về với miền lịch sử bằng nhiều phương thức khác nhau đã giúp học sinh có được niềm tự hào về mảnh đất mình đang sống. Đây cũng sẽ là động lực để các thế hệ học sinh tiếp tục học tập, nối tiếp truyền thống của cha ông, ra sức gìn giữ thành quả cách mạng, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh, phát triển./.

Ngọc Lan - Thanh Hoa

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ, Quốc hội đồng tâm, đồng chí, đồng lòng

Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.

Ngoại giao phải chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và hiệu quả

Sáng 15/7, dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Ngoại giao tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trọng yếu, nòng cốt trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, làm sâu sắc hơn trường phái ngoại giao cây tre và phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trên mặt trận ngoại giao.