Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao
Trong cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tình thương yêu tới tất cả đồng bào dân tộc Việt Nam. Tình thương của Người trải rộng tới mọi đối tượng, giai tầng trong xã hội, nhưng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, Người luôn dành tình cảm đặc biệt nhất.
Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng cao

Ngày 3/12/1945, chỉ ba tháng sau khi nước Việt Nam tuyên bố độc lập, Hội nghị đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc đã diễn ra tại Hà Nội. Đến dự đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Nhờ sức đoàn kết tranh đấu chung của tất cả các dân tộc, nước Việt Nam ngày nay được độc lập, các dân tộc thiểu số được bình đẳng cùng dân tộc Việt Nam, tất cả đều như anh chị em trong một nhà, không còn có sự phân biệt nòi giống, tiếng nói gì nữa. Trước kia các dân tộc để giành độc lập phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy độc lập càng cần phải đoàn kết hơn nữa”.

Với Người, các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em một nhà, là thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam... và chúng ta cần chung tay để xây dựng mái nhà Việt Nam, cùng giúp nhau tiến bộ.

Với tình cảm đó, trong thư gửi tới Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số miền Nam được tổ chức tại Pleiku ngày 19/4/1946, Người viết: “Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào... Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau...”.

Ngày nay, những lời dạy của Bác về sự giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc để đồng bào các dân tộc thiểu số có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao hơn đang được Đảng và Chính phủ tiếp tục phát huy, thông qua các nghị định, chương trình, dự án, đề án... Trong đó, đặc biệt, ngày 14/3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong tình hình mới. Đây là giải pháp có tính căn cơ, cụ thể hóa việc thực hiện bình đẳng cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (2021-2025), đời sống của nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc thiểu số còn khó khăn đã được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giảm trung bình 3,4% mỗi năm, vượt mục tiêu đề ra là trên 3%. Thu nhập bình quân đầu người của đồng bào dân tộc thiểu số đến cuối năm 2024 đạt 43,4 triệu đồng, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2020, và dự kiến sẽ đạt 45,9 triệu đồng vào cuối năm 2025, tức tăng 3,3 lần. Tỷ lệ lao động DTTS trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp đạt 57,8%, cao hơn chỉ tiêu 50% do Quốc hội giao. Gần 100.000 người dân được xóa mù chữ, trên 180.000 lượt người được tập huấn nâng cao năng lực cộng đồng. Hàng chục nghìn hộ dân được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và sinh kế.

Bằng những việc làm thiết thực, Đảng đang hiện thực hóa lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam./.

Phương Dung - Bích Hảo

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ, Quốc hội đồng tâm, đồng chí, đồng lòng

Chiều 15/7, tại Nhà Quốc hội, Tổ công tác số 2090 và Tổ công tác số 2091 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII gắn với việc xây dựng, hoàn thiện văn kiện, công tác nhân sự.

Ngoại giao phải chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và hiệu quả

Sáng 15/7, dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Ngoại giao lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Ngoại giao tiếp tục phát huy vai trò tiên phong, trọng yếu, nòng cốt trong thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, làm sâu sắc hơn trường phái ngoại giao cây tre và phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trên mặt trận ngoại giao.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò to lớn của phụ nữ trong lịch sử và thực tiễn cách mạng. Người cho rằng sự nghiệp cách mạng không thể thành công nếu không có phụ nữ tham gia: “xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào là không có đàn bà, con gái tham gia”; “An Nam cách mệnh cũng phải có nữ giới tham gia mới thành công”.